Nhiều người tìm kiếm cơ hội việc làm bằng việc đi học nghề để có kĩ năng và kiếm tiền nhờ việc làm đó. Một trong những ngành nghề gây được chú ý nhiều trong những năm gần đấy đó là nghề làm nail, làm mi. Việc học nghề nail mi không hề đơn giản, nó cũng cần học viên khéo léo, mất một thời gian học tập và rèn luyện để có thể hành nghề và kiếm tiền từ nó. Để đảm bảo cho người dậy nghề và học viên trong quá trình đào tạo, một mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail mi sẽ giúp hai bên đảm bảo được việc đó. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về hợp đồng đào tạo nghề nail mi.
Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề nail mi
Một hợp đồng cơ bản cần phải có:
• Tên nghề đào tạo hoặc kỹ năng nghề
• Địa điểm đào tạo
• Thời gian hoàn thành khóa học
• Mức học phí và phương thức thanh toán
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng
• Thanh lý hợp đồng
• Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
Ngoài ra, còn một số điều với nội dung riêng của từng trung tâm, trường đào tạo.
Quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của bên học nghề
1. Quyền hạn
a) Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình.
b) Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do chính đáng mà chưa tham gia học hoặc phải ngừng học thì được xem xét để bảo lưu và học lại (Thời gian bảo lưu không quá …….tháng).
2. Nghĩa vụ
a) Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.
b) Trong quá trình học, tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm/Công ty và quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ chi phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Quyền lợi
a) Người học được học lý thuyết và thực hành đảm bảo đủ thời gian và chất lượng theo chương trình của Trung tâm/Công ty đã đề ra.
b) Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được tiếp tục đăng ký học các lớp nâng cao.
c) Trong thời gian học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được trả lương theo mức theo quy chế của Công ty.
Quyền hạn và nghĩa vụ của bên dạy nghề
1. Quyền hạn
a) Trung tâm/Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
b) Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng):
– Đi nghĩa vụ quân sự;
– Vì lý do sức khoẻ;
– Vi phạm quy định của Nhà nước và quy chế của Trung tâm/Công ty.
2. Nghĩa vụ
Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.
Tải mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail mi
Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng đào tạo nghề
(1) Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
(2) Có 02 trường hợp:
– Nếu là trung tâm dạy nghề: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số ……………………………….. của Trung tâm dạy nghề …………………do sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh ..…….. cấp;
– Nếu là doanh nghiệp dạy nghề cho người lao động để làm việc cho mình: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………. của Công ty …………………..do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh……..….. cấp.
(3) (4) Lựa chọn một trong hai mục này.
(5) (6) Tên trung tâm dạy nghề hoặc công ty.
(7) Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi và có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề nhất định.
(8) Mục này có thể bỏ qua nếu người lao động có nơi đăng ký thường trú trùng với nơi ở hiện tại.
(9) Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.
(10) Phương thức thanh toán: thanh toán một lần/thanh toán thành các đợt; chuyển khoản/tiền mặt.
Kết luận
Trên đây là giới thiệu về mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail mi. Bài viết giới thiệu về nội dung của hợp đồng đào tạo nghề nail mi, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của bên học nghề, quyền hạn và nghĩa vụ của bên dạy nghề.
Sau khi kết thúc hợp đồng đào tạo, người dạy và người học muốn kết nội và làm việc tại cơ sở. Đối với trường hợp như vậy bên đào tao hay còn gọi là bên người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người học hay còn gọi là người lao động.
Mời bạn xem thêm mẫu hợp đồng:
- Mẫu hợp đồng đào tạo nghề spa
- Mẫu hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc
- Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp
Câu hỏi thương gặp
Tùy thuộc vào từng đơn vị đào tạo khác nhau mà họ yêu cầu hồ sơ khác nhau. Tuy nhiên học viên cần hoàn thành hồ sơ trước ngày khai giảng, có thể bao gồm các nội dung chính sau:
– Sơ yếu lý lịch học viên
– Phiếu đăng ký khóa đào tạo (hoặc Hợp đồng đào tạo).
– Bản sao y Chứng minh nhân dân (thẻ căn cước, hoặc hộ chiếu).
– 02 tấm hình 3×4.
– Biên lai thanh toán học phí.
– Bản sao cam kết thỏa thuận đào tạo.
Hợp đồng đào tạo nghề nail mi là thỏa thuân giữa bên đào tạo nghề nail mi và bên học nghề nail mi. Hai bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và tuân thủ làm theo những gì mà 2 bên đã thỏa thuận với nhau. Nói một cách rõ ràng hơn, hợp đồng có chức năng chống lại sự gian dối, lật mặt trong giao dịch. Hình thức văn bản phải có chứng thực, chứng nhận. Ngay sau khi ký kết hợp đồng, 2 bên sẽ có trách nhiệm cũng như cam kết thực hiện đúng những gì được nêu trong hợp đồng cũng như phải chịu trách nhiệm cho những sai phạm điều lệ theo đúng những gì hợp đồng đã ghi.
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Đào tạo nghề nail mi |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |