Ngày nay xã hội phát triển, nhu cầu làm đẹp và sinh hoạt của con người ngày càng nâng cao. Chính vì thế mà những trung tâm, cửa hàng ngày càng nhiều, mở ra hàng chục các cơ sở làm đẹp khác nhau trên mọi nơi khắp đất nước, Bởi thế mà, cũng nhờ đó mà hàng ngày tạo ra được những con người có đam mê muốn trở thành một thợ cắt tóc chuyên nghiệp. Mà muốn trở thành một thợ chuyên nghiệp thì trước hết bây giờ phải tìm các cơ sở giỏi, uy tín để học và rèn luyện phát triển bản thân. Vì thế nhu cầu học nghề của mọi người ngày càng tăng cao và bài viết này chính là một lưu ý quan trọng dành cho mọi người khi bắt đầu tham gia vào việc đào tạo nghề. Một Mẫu hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc vô cùng quan trọng.
Định nghĩa về Hợp động đào tạo nghề tóc
Một bản hợp đồng được kí kết bằng văn bản mang trong mình sự thỏa thuận giữa trung tâm dạy đào tạo nghề hay người dạy nghề tóc với người học nghề. Hợp đồng sẽ được lập ra và có hiệu lực khi có sự tham gia đồng ý ký kết của cả hai bên. Hợp đồng này sẽ là căn cứ pháp lý ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với những người tham gia kí kết hợp đồng này. Nó cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho các bên, tránh các phát sinh những mâu thuẫn không đáng có trong suốt thời gian bắt đầu kí và sau khi hết hạn hợp đồng này. Đó chính là định nghĩa về một bản hợp đồng đào tạo nghề cắt tóc.
Cở sở pháp lý
Mẫu hợp đồng học nghề tóc này có hiệu lực nhờ vào 2 cơ sở pháp lý sau đây :
Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
Bộ luật lao động năm 2012
Bộ luật dân sự 2015
Nội dung của Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc
Một bản hợp đồng học nghề tóc được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản bao gồm các nội dung chính:
Thông tin của rõ ràng của 2 bên tham gia kí kết hợp đồng
Tên nghề sẽ theo học hoặc tên nghề đào tạo
Chi phí khóa học nghề tóc và phương thức thanh toán cho người đào tạo
Địa điểm đào tạo
Thời gian bắt đầu và kết thúc khóa học
Cam đoan kết quả
Trách nhiệm, yêu cầu, quyền lợi và nghĩa vụ của cả 2 bên kí kết
Bồi thường chi phí nếu như một trong hai bên phá hợp đồng
Điều kiện thanh lý hợp đồng
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc
Hiệu lực của hợp đồng
Căn cứ vào điều 25 về hiệu lực của hợp đồng lao động trong Bộ lao động 2012
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thời gian và phương pháp đào tạo
Căn cứ vào điều 41 về thời gian và phương pháp đào tạo thường xuyên trong Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
- Thời gian đào tạo đối với các chương trình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học.
- Thời gian đào tạo thực hiện theo niên chế đối với các chương trình quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này có thể dài hơn thời gian quy định tại Điều 33 của Luật này.
- Phương pháp đào tạo thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học, kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin, truyền thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
Những lưu ý khi soạn thảo Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc
Khi soạn thảo hợp đồng cần chú ý đến loại hợp đồng đó thuộc loại nào. Tính hợp pháp và những cơ sở pháp lý chứng thực hợp đồng đó tuân theo quy định của pháp luật. Tìm hiểu rõ vị thế về đối tượng mà mình chuẩn bị ký kết, nếu chưa rõ những tính chất hay đặc điểm thì cần phải tìm hiểu, trao đổi rõ ràng để đi đến thống nhất. Cuối cùng là xác định các bên liên quan khi thực hiện hợp đồng đào tạo này.
Kết luận
Đó chính là mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc mà chúng tôi muốn gửi gắm đến những người đọc. Mong rằng những điều đó sẽ có ích đối với các bạn. Nếu có những thắc mắc hay phản hồi gì thì hãy gửi cho chúng tôi nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc và lắng nghe.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điều 29 về học phí, lệ phí tuyển sinh trong Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bù đắp chi phí đào tạo và chi phí tuyển sinh.
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh theo quy định đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ toàn diện.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khác xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh theo từng chuyên ngành hoặc từng nghề căn cứ vào nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh và khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.
Mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh phải được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận giữa bên học nghề và bên trung tâm dạy nghề về việc đào tạo nghề cho học viên. Hợp đồng chỉ được lập ra khi có sự đồng ý của cả hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Hợp đồng là căn cứ pháp lý ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng và là cơ sở để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình cả hai bên cùng thực hiện hợp đồng.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Đào tạo nghề cắt tóc |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |