Có thể có rất nhiều người không biết ý nghĩa của từ giao khoán công việc là gì. Với 4 từ đó có thể hiểu đơn giản là chúng ta thuê những người khác làm công cho mình. Chính vì đã liên quan đến làm thuê, làm công cho người khác thì tất nhiên phải có một tờ giấy cam kết rõ ràng. Có đầy đủ nguyên tắc, cam kết và các lợi ích cho cả hai bên mà đều được pháp luật công nhận. Để tránh những rắc rối và tranh chấp sau này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Mẫu hợp đồng giao khoán công việc dưới bài viết này nhé. Hoặc có thể bạn quan tâm đến mẫu hợp đồng giao khoán nhân công.
Giao khoán công việc
Mặc dù mới đầu nghe từ khoán công việc thì có vẻ khá là xa lạ nhưng có lẽ với những ai hay đi cấy thì cũng quen với từ khoán cấy rồi đúng không nào. Khoán cấy là một phần nhỏ thuộc việc giao khoán công việc đó. Chúng ta có thể hiểu đơn giản Giao khoán công việc chính là một dạng hình thức khá phổ biến đôi khi trong pháp lý chúng ta thường bị hiểu nhầm bởi không rõ ràng trong việc khoán người khác về làm cho mình. Nhờ đó mà nó đều mang lại lợi ích cho những người không có việc, giải quyết cho những người sử dụng lao động đang thiếu thốn công nhân.
Khái niệm về mẫu hợp đồng giao khoán công việc
Theo Bộ luật luật lao động 2019 đưa ra thì
Hợp đồng giao khoán công việc là loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận của hai bên cần phải sử dụng phổ biến hàng ngày, tuy nhiên hợp đồng đó đến giờ này vẫn được rất ít người biết đến và áp dụng.
Theo đó, sau khi bên nhận khoán đã kí kết nhận công việc của bên giao khoán thì phải có trách nhiệm hoàn thành công việc đó theo yêu cầu trong hợp đồng và sau khi hoàn thành xong có kết quả thì phải bàn giao rõ ràng với bên giao khoán. Đương nhiên, kết quả đó cũng phải đúng theo yêu cầu ban đầu mà bên giao khoán đã đưa ra trong hợp đồng. Còn đối với bên giao khoán thì sau khi nhận kết quả đó thì phải có trách nhiệm thanh toán thù lao theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Lưu ý, giao khoán công việc chỉ mang tính chất một công việc thời vụ không có yếu tố nhất định. Và chưa được Bộ lao động quy định rõ ràng nên nó chỉ thuộc mẫu hợp đồng dân sự và chịu sự chỉ đạo của pháp luật dân sự.
Tải xuống mẫu hợp đồng giao khoán công việc
Thực hiện hợp đồng lao động
Căn cứ vào điều 28 về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã kí trước đó thì:
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Và căn cứ vào điều 29 về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
- Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
- Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
- Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
Sửa đổi, thêm yêu cầu vào hợp đồng lao động
Căn cứ vào điều 33 về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng giao việc
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ vào điều 34 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4.Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
5.Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
6.Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
7. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
8. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
9.Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Kết luận
Trên đó là Mẫu hợp đồng giao khoán công việc mà chúng tôi đã viết để các bạn hiểu rõ hơn. Hãy đọc và tải về máy miễn phí để dùng những lúc cần thiết ngay tại bài viết của chúng tôi nhé.
Câu hỏi thường gặp trong Mẫu hợp đồng giao khoán công việc
Căn cứ vào điều 2 về đối tượng áp dụng trong Luật bảo hiểm xã hội thì
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Cơ sở pháp lý dựa vào Bộ luật dân sự 2015 và Bộ lao động năm 2019
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Giao khoán công việc |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |