Sơn là lớp phủ cuối cùng của các vật liệu khác nhau cho nhiều đối tượng. Có rất nhiều cấu trúc và vật thể trong cuộc sống và xung quanh chúng ta, chẳng hạn như tường nhà, cửa ra vào, cửa sổ, đồ gia dụng, đồ nội thất và ô tô, điện thoại di động, thậm chí cả những cấu trúc lớn như cầu đường, nhà máy thủy điện, dầu khí. . giàn khoan, nhà máy lọc dầu, bể chứa dầu hay đường ống dẫn cũng cần sơn phủ để bảo vệ và duy trì tuổi thọ. Do nhu cầu đời sống xã hội tăng cao nên việc mua bán sơn chất lượng cao là điều cần thiết. Dưới đây là một ví dụ về mẫu hợp đồng mua bán sơn ràng buộc các bên về sự minh bạch, rõ ràng và tin cậy trong quá trình kinh doanh mà Biểu mẫu luật muốn giới thiệu đến bạn đọc. Biểu mẫu luật cũng muốn giới thiệu thêm cho bạn mẫu hợp đồng mua bán xe máy để giúp bạn tham khảo tài liệu hoặc bạn cần sử dụng.
Điều kiện kinh doanh sơn
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn trong kinh doanh hóa chất; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, yêu cầu về chuyên môn trong kinh doanh hóa chất. Cụ thể:
a) Điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp:
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất; - Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
- Có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
b) Điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm hóa chất hạn chế kinh doanh theo các ngành nghề tương ứng ngoài việc đảm bảo các điều kiện đã nêu từ Điều 7 đến Điều 11 Chương này còn phải đảm bảo các điều kiện về quy hoạch; điều kiện hạn chế kinh doanh; các điều kiện về an ninh, quốc phòng hay an toàn, trật tự xã hội khác quy định tại Luật Dược, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Bên cạnh những điều kiện nói trên, tổ chức, cá nhân sản xuất sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp còn cần đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật như: điều kiện về nhà xưởng, kho hàng; điều kiện về trang bị; về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn theo quy định tại điều 5, 6, 7 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
c) Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất:
Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất bao gồm:
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp.
- Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp.
Hợp đồng mua bán sơn là gì?
Hợp đồng mua bán sơn là hợp đồng mua bán hàng hóa, thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể, về việc bên bán sẽ bán một số lượng sơn nhất định cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán.
Nội dung cơ bản của Hợp đồng mua bán sơn
- Chủ thể ký kết hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng: Loại sơn, số lượng, công dụng….
- Giá và Thanh toán
- Vận chuyển
- Thời hạn thực hiện hợp đồng
- Trách nhiệm của các bên
- Phạt vi phạm
- Giải quyết tranh chấp
Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hoá học trong Hợp đồng mua bán sơn
Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng hiện nay được áp dụng theo TCVN 9404 ban hành vào năm 2012. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ TCXDVN 321 năm 2004 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo tiêu chuẩn sơn tường TCVN 9404 năm 2012, các thành phần cấu tạo của sơn tường xây dựng gồm có:
- Nhựa: là thành phần chính, chiếm từ 40% đến 60% cấu tạo của sơn. Trong nhựa có chứa các hợp chất Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon. Các chất này có tác dụng tạo sự liên kết giữa các thành phần, giúp tăng độ bền và tạo nên độ kết dính cho sơn.
- Dung môi: có tác dụng hòa tan nhựa và bột màu, chiếm từ 10% đến 30% cấu tạo sơn.– Bột màu: các loại bột màu dùng cho sơn tường xây dựng gồm bột màu gốc, bột màu chống gỉ và bột màu bổ sung, chiếm khoảng từ 7% đến 40% cấu tạo sơn. Có tác dụng chính là tạo màu, độ bền và độ cứng của lớp sơn.
- Phụ gia: có tác dụng chính là làm tăng độ bền về màu sắc, khả năng chịu thời tiết, tăng độ cứng cho sơn xây dựng, chiếm từ 0% đến 5% trong cấu tạo sơn.
Trách nhiệm của các bên khi đối tượng trong Hợp đồng mua bán sơn là Sơn có nguồn gốc nước ngoài
Trường hợp đối tượng trong hợp đồng mua bán sơn có nguồn gốc nước ngoài, các bên bắt buộc phải kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Khi đó, trách nhiệm của các bên được quy định như sau:
Đối với bên bán
Trách nhiệm giao hàng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng
a) Trách nhiệm giao hàng đúng thời gian
Theo quy định tại Điều 33 Công ước Viên 1980 thì người bán phải giao hàng đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian hợp lí sau khi hợp đồng được kí kết.
Về việc giao hàng đúng thời hạn Bộ nguyên tắc UNIDROIT tại Điều 6.1.1 cũng có quy định tương tự. Tuy nhiên có một điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản pháp lí này về thời hạn giao hàng cần chú ý đó là:
– Theo quy định của Công ước Viên 1980 (Điều 33) thì bên bán phải giao hàng trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hoặc có thể xác định từ hợp đồng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó, trừ phi tình huống cho thấy bên bán (nghĩa là chính bên có nghĩa vụ) phải chọn một ngày khác.
– Trong khi đó theo quy định tại Điều 6.1.1 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì bên có nghĩa vụ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình vào một thời điểm bất kì trong một khoảng thời gian xác định, nếu khoảng thời gian đó được ấn định trong hợp đồng hoặc có thể xác định được căn cứ vào hợp đồng, trừ trường hợp do hoàn cảnh mà việc lựa chọn thời điểm thực hiện hợp đồng do bên kia (nghĩa là bên có quyền) quyết định.
Như vậy, cùng một hoàn cảnh, nhưng theo quy định của Công ước Viên thì bên bán (bên có nghĩa vụ) sẽ là bên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giao hàng); trong khi đó theo quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì bên mua (bên có quyền) mới là bên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giao hàng). Khi kí kết hợp đồng, bên bán và bên mua nên thoả thuận rõ với nhau về điều khoản này.
b) Trách nhiệm giao hàng đúng địa điểm
Theo quy định tại Điều 31 Công ước Viên 1980 thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì: (i) bên bán phải giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên, nếu hợp đồng có liên quan đến sự vận chuyển; (ii) trường hợp khác thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc tại trụ sở thương mại của người bán tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Vấn đề này cũng được quy định tương tự trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004. Theo quy định tại Điều 6.1.6 của Bộ nguyên tắc thì nếu địa điểm thực hiện nghĩa vụ không được quy định trong hợp đồng hoặc không thể xác định được căn cứ vào hợp đồng thì nghĩa vụ phải được thực hiện: (i) tại trụ sở của bên có quyền, nếu là nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền; (ii) tại trụ sở của bên có nghĩa vụ nếu là nghĩa vụ khác.
Tuy nhiên điều khác biệt giữa Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Công ước Viên 1980 là Bộ nguyên tắc đã không dự liệu đến trường hợp giao hàng có người vận chuyển. Bên bán và bên mua có thể thoả thuận về địa điểm giao hàng theo quy định của Công ước Viên 1980.
c) Trách nhiệm giao hàng đúng số lượng và chất lượng
Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng mà các bên đã quy định trong hợp đồng, đồng thời phải được đóng trong bao bì thích hợp như hợp đồng đã quy định, và phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, nếu hợp đồng không quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không đúng quy cách phẩm chất khi: (i) hàng không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại thường đáp ứng; (ii) hoặc hàng không phù hợp với bất kì mục đích nào mà người bán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí hợp đồng; (iii) hoặc hàng không phù hợp với hàng mẫu (trong trường hợp bán hàng theo mẫu) mà bên bán đã cung cấp cho bên mua; (iv) hoặc hàng không được đóng trong bao bì theo cách thông thường cho những mặt hàng cùng loại đề bảo vệ hàng đó.
Trách nhiệm chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa
Theo quy định tại Điều 34 Công ước Viên 1980 thì bên bán có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa cho người mua đúng thời gian và thời điểm đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên bên bán có thể giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa trước thời gian quy định nếu việc giao giấy tờ đó không bất tiện hoặc chi phí cho người mua; trong trường hợp người bán giao giấy tờ cho người mua đã gây thiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ngoài các nghĩa vụ cơ bản trên đây thì bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hóa đã bán đề người mua không bị bên thứ ba tranh chấp, cũng như bảo đảm hàng không bị ràng buộc bởi bất kì quyền hạn nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.
Đối với bên mua
Theo quy định điều 53 Công ước Viên 1980 thì bên mua có hai trách nhiệm cơ bản: (i) chi trả tiền hàng; (ii) nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của công ước.
Trách nhiệm nhận hàng
Theo quy định tại Điều 50 Công ước Viên 1980 thì trách nhiệm nhận hàng của bên mua được thể hiện ở hai hành vi, đó là: sẵn sàng tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng.
Để thực hiện việc sẵn sàng tiếp nhận hàng, người mua phải tiến hành chuẩn bị mọi cơ sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, kho bãi…nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nhận hàng. Việc người mua phải thực hiện hành vi sẵn sàng tiếp nhận hàng không những thể hiện sự tận tâm của người mua đối với nghĩa vụ của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người bán thực hiện việc giao hàng của mình. Khi bên bán đưa hàng đến địa điểm quy định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng.
Trách nhiệm thanh toán
a) Trách nhiệm thanh toán theo đúng giá cả của hàng hóa
Theo quy định tại Điều 55 Công ước Viên 1980 thì người mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho người bán theo giá cả mà các bên đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về giá của hàng hóa thì giá của hàng hóa sẽ được xác định bằng cách suy đoán rằng các bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho mặt hàng như vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành thương mại tương tự.
Vấn đề này cũng được quy định tương tự tại Điều 5.1.7 của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004. Theo đó, khi hợp đồng không ấn định giá hoặc không đưa ra phương thức xác định giá, các bên trong hợp đồng được coi như (trừ chỉ dẫn ngược lại) đã hướng tới mức giá thông thường được áp dụng vào thời điểm giao kết hợp đồng tại cùng ngành hàng, cho cùng công việc thực hiện trong hoàn cảnh tương tự, hoặc nếu không có mức giá này thì hướng tới mức giá hợp lí. Tuy nhiên Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thực sự đã đi xa hơn Công ước Viên 1980 khi quy định rằng khi mức giá do một bên ấn định rõ ràng là phi lí thì một mức giá hợp lí sẽ thay thế dù cho hợp đồng có quy định ngược lại.
b) Trách nhiệm thanh toán đúng địa điểm quy định
Theo quy định tại Điều 57 Công ước Viên 1980 thì người mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi giao hàng, hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
c) Trách nhiệm thanh toán đúng thời hạn
Theo quy định tại Điều 58 Công ước Viên 1980 thì bên mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng khi người bán chuyển giao hàng hoặc các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của hợp đồng. Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng thì người bán có thể gửi hàng đi và với điều kiện là hàng hoặc giấy tờ liên quan đến hàng hóa chưa giao cho người mua nếu người mua chưa thanh toán tiền. Như vậy trong trường hợp này người mua có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian hợp lí để nhận được hàng.
Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán sơn
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Biểu mẫu luật tư vấn về “Mẫu hợp đồng mua bán sơn”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Biểu mẫu luật luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mẫu hợp đồng, mẫu đơn,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Biểu mẫu luật tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Thuế trong Hợp đồng mua bán sơn là thuế giá trị gia tăng
Kiểm tra tem mác chống hàng giả
Kiểm tra độ bền màu và tươi sâu của sơn ngoài trời, độ bóng (sơn bóng), độ mịn (sơn mịn)…thông qua mẫu thử của người cung cấp
Kiểm tra độ kết dính, độ chai cứng khi lăn lên tường của sơn
Kiểm tra nhãn hiệu, bao bì đóng gói
Hợp đồng mua bán sơn là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên bán sẽ bán một số lượng sơn nhất định cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Bước 1: Tìm kiếm mẫu được quy định (nếu có), tham khảo những quy định của pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung của hợp đồng;
Bước 2: Sắp xếp Điều khoản của hợp đồng sao cho phù hợp;
Bước 3: Soạn thảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật;
Bước 4: Kiểm tra lại nội dung, chỉnh sửa và hoàn thiện hợp đồng.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Mua bán sơn |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |