Theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng là hình thức chung của giao dịch dân sự, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Vậy Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán thực phẩm được thực hiện như thế nào? Chúng tôi – Biểu mẫu luật gửi đến quý khách hàng bài viết hướng dẫn về mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán thực phẩm. Mời bạn đọc tham khảo và tải xuống mẫu hợp đồng dưới đây. Ngoài ra, chúng tôi xin chia sẻ thêm mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa để bạn tìm hiểu thêm.
Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng được ký kết để đề ra quy định, nguyên tắc khi hợp tác giữa các bên, ghi nhận lại nguyên tắc các bên phải thực hiện khi ký kết hợp đồng, làm tiền đề cho hợp đồng kinh tế sau này. Về mặt pháp lý, mẫu hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế, các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
Hợp đồng nguyên tắc được sử dụng khi các bên có dự định ký kết hợp đồng và đã có những thỏa thuận chung nhất định về việc thực hiện hợp đồng sữ ký kết, nhưng đối tượng hợp đồng chưa được xác định hoặc không muốn cụ thể hóa hoặc các bên muốn thỏa thuận các nội dung đó trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải ký nhiều hợp đồng nhỏ.
Hợp đồng nguyên tắc được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:
Một giao dịch chính thức chưa sẵn sàng nhưng vẫn cần có sự thỏa thuận, cam kết về dự định và điều kiện giao dịch.
Các bên thực hiện nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa các bên được thực hiện trong nhiều lần nhưng các nội dung tương đối giống nhau. Khi đó, hợp đồng nguyên tắc như một bản hợp đồng khung đưa ra những quy định chung cho các bên khi giao dịch.
Nội dung của hợp đồng nguyên tắc bao gồm thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng, các nguyên tắc cơ bản, điều khoản chung, đối tượng chính trong hợp đồng, giá và phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, phương án giải quyết tranh chấp, trách nhiệm khi vi phạm…
Điều kiện để kinh doanh mua bán thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm; thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, do đó để có thể kinh doanh thực phẩm các cá nhân, tổ chức phải có các giấy phép nhất định theo quy định của pháp luật
(1) Các giấy phép cần thiết khi kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trừ trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
(2) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sau đây phải tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thực phẩm chức năng;
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở);
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thì không phải tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
(3) Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Cở sở kinh doanh phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ đảm bảo cho việc kinh doanh đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định.
Ngoài ra, chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề sau đây:
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ để đáp ứng theo yêu cầu công việc.
Các thủ tục cần làm để kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, vậy nếu bạn muốn kinh doanh thực phẩm thì cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm
Đối với hộ kinh doanh cá thể thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm đối với hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, đăng ký ngành, nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh: sản xuất, bán buôn, bán lẻ thực phẩm chức năng;
Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm đối với hộ kinh doanh tương đối đơn giản. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT).
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).
Đối với thành lập doanh nghiệp thực phẩm, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công ty nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở;
Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đối với từng loại hình công ty cụ thể
Mức phạt khi mua bán thực phẩm trái phép, không rõ nguồn gốc
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hành vi buôn bán thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ ”. Tùy tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Mức xử phạt đi từ cảnh cáo đến phạt tiền lên đến 100 triệu đồng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Tải xuống mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán thực phẩm
Thông tin liên hệ
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán thực phẩm mới nhất đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan về dịch vụ soạn thảo hợp đồng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Loại hợp đồng này có thể được ký kết thay cho các loại hợp đồng chính thức khi mà 2 bên chưa muốn hoặc chưa xác định được cụ thể khối lượng hàng hóa/ dịch vụ sẽ tiến hành giao dịch. Nghĩa là, khi có những thay đổi cần thiết về các điều khoản hay thỏa thuận giữa các bên, sự điều chỉnh này sẽ được thể hiện bằng hợp đồng nguyên tắc.
Ngoài ra, trường hợp các bên có hợp tác với nhau nhưng không bắt buộc phải ký kết hợp đồng chính thức khi có giao dịch phát sinh, tức không muốn giao kết quá nhiều hợp đồng nhỏ khác thì cũng có thể sử dụng hợp đồng nguyên tắc.
Luật không quy định bắt buộc về hình thức của loại hợp đồng này. Do đó, việc giao kết có thể được thực hiện theo đa dạng các hình thức như bằng lời nói, hành vi hay văn bản.
Thông thường, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như tính minh bạch của thỏa thuận, làm căn cứ xử lý các mâu thuẫn, xung đột nếu có trong tương lai, hầu hết các giao dịch thương mại cần sử dụng hợp đồng nguyên tắc đều thực hiện ký kết bằng văn bản, có đầy đủ con dấu xác thực của các bên
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Nguyên tắc mua bán thực phẩm |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |