Trong các giao dịch dân sự hoặc các giao dịch khác, hợp đồng thoả thuận thường được sử dụng ngày nay. Nhưng trên thực tế, khách hàng vẫn chưa hiểu rõ ràng về cách giải thích loại hợp đồng này như thế nào? Hợp đồng thoả thuận có thể dùng cho rất nhiều trường hợp như thoả thuận về giá cả, vận chuyển, mua bán, dịch vụ…Trong bài viết này, Biểu mẫu luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về những quy định liên quan đến hợp đồng thoả thuận theo quy định mới hiện hành.
Hợp đồng thỏa thuận là gì?
Việc chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản hoặc việc thực hiện giao dịch trao đổi giữa người này với người kia, giữa một cá nhân với một tổ chức như mua bán tài sản, thuê mướn tài sản hoặc khoán làm một công việc, thỏa thuận hợp tác kinh doanh nào đó cụ thể.
Những giao dịch như vậy được hình thành dựa trên các thỏa thuận thống nhất giữa các bên chủ thể tham gia.
Sự thỏa thuận này được thể hiện bằng hợp đồng thỏa thuận.
Hợp đồng thỏa thuận có thể hiểu là loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc xác nhận, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chính các bên tham gia thỏa thuận.
Hợp đồng và Biên bản thỏa thuận có khác nhau không?
Theo Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Bộ luật này không ghi nhận các quy định về Biên bản thỏa thuận.
Tuy nhiên, Hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên và cùng có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
Để biết Hợp đồng và Biên bản thỏa thuận có giống nhau không, các bên có thể căn cứ vào các nội dung ghi nhận trên biên bản để xem có bản chất tương tự như Hợp đồng hay không.
Nhưng khi lập Biên bản thỏa thuận sẽ gặp khó khăn hơn vì sẽ không thể công chứng khi có yêu cầu.
Tải xuống mẫu hợp đồng thỏa thuận mới năm 2022
Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thỏa thuận
Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để viết mẫu hợp đồng thỏa thuận:
Phần ngày, tháng năm ghi chính xác ngày ký hợp đồng thỏa thuận để làm căn cứ tính thời điểm có hiệu lực pháp lý cho văn bản.
Cần điền đầy đủ thông tin họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số giấy tờ cá nhân, thông tin liên hệ.
Trường hợp một trong các bên là tổ chức/doanh nghiệp thì cần có tên, địa chỉ, số giấy tờ hoặc mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật và thông tin liên hệ.
Các điều khoản trong hợp đồng cần rõ ràng. Chẳng hạn như đối với hợp đồng trên, cần điền đầy đủ, hoàn thiện các nội dung sau đây:
- Phần điều khoản chung ghi rõ nội dung cần thỏa thuận: Chẳng hạn thỏa thuận về làm việc, thỏa thuận về quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
- Thời gian thỏa thuận: Thỏa thuận được thực hiện trong thời gian bao lâu
- Quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của các bên cần ghi đầy đủ nếu các bên có thỏa thuận
- Có thể thêm điều khoản về phạt vi phạm nếu vi phạm các thỏa thuận
Hai bên tham gia thỏa thuận ký, ghi rõ họ tên; nếu là pháp nhân tham gia thỏa thuận cần thêm đóng dấu.
Mời bạn xem thêm mẫu hợp đồng:
Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân
Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khái niệm hôn nhân được hiểu là: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”
Khoản 5 Điều 3 Luật này cũng quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”
Như vậy hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn, hôn nhân bắt đầu từ việc đăng ký kết hôn, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật khi đủ Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có đề cập về khái niệm hợp đồng hôn nhân. Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân chỉ là cách gọi thông thường, thực chất hợp đồng này là văn bản thỏa thuận về tài sản. Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân là văn bản thỏa thuận của các cặp đôi nam nữ được lập trước khi kết hôn và có nội dung quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân.
Mục đích của hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân?
Trước hết khi lập Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân, hai bên nam nữ muốn đảm bảo lợi ích riêng của cá nhân cũng như lợi ích chung của gia đình. Khi ký hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân vợ, chồng có thể tự do hơn trong việc thực hiện quyền sở hữu cá nhân đối với các tài sản, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của mình nhưng vẫn đảm bảo lợi ích chung của gia đình
Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân tạo cho vợ chồng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Tránh được rủi ro có thể xảy đến cho cuộc sống gia đình nếu như một bên dùng tài sản để kinh doanh, thế chấp…
Hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân giúp cho cả hai bên giảm thiểu tranh chấp tài sản trong trường hợp hai bên tiến hành ly hôn. Vì khi có hợp đồng tiền hôn nhân nếu vợ chồng yêu cầu chia tài sản thì Tòa án có thể giải quyết một cách nhanh chóng, công bằng, dựa trên thỏa thuận mà hai bên đã ký trước đó.
Chủ thể của hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân?
Chủ thể của hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân là hai bên nam nữ chuẩn bị tiến đến hôn nhân. Hai bên phải đáp ứng đủ Điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các Điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Đối tượng của hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân?
Đối tượng của hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân là việc thỏa thuận trách nhiệm của hai bên trong thời kỳ hôn nhân, việc phân chia quyền nuôi con, phân chia tài sản trong trường hợp kết hôn. Hai bên đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã ký kết, hợp đồng chỉ có hiệu lực khi hai bên kết hôn và có hiệu lực từ sau thời điểm kết hôn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Biểu mẫu luật về “Mẫu hợp đồng thỏa thuận mới năm 2022” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề về soạn thảo hợp đồng, mẫu đơn có thể tham khảo và liên hệ tới Biểu mẫu luật để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Chủ thể của hợp đồng thỏa thuận rất phong phú, tùy vào nội dung mà các bên thỏa thuận về vấn đề gì.
Tuy nhiên nhìn chung, chủ thể hợp đồng phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo từng lĩnh vực mà các bên thỏa thuận.
Nhìn chung nội dung của một hợp đồng thỏa thuận thường ghi rõ:
Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thời điểm hợp đồng thỏa thuận có hiệu lực.
Thời gian thực hiện thỏa thuận
Phạt vi phạm
Các thỏa thuận khác
Hợp đồng thỏa thuận là một loại hợp đồng dân sự, các bên có thể thỏa thuận hợp đồng với nhau bằng văn bản hoặc hình thức tương đương với văn bản.
Bên cạnh đó các bên cũng có thể thỏa thuận bằng miệng.
Tùy thuộc mà vấn đề cần thỏa thuận, nếu giá trị hợp đồng lớn, các điều khoản phức tạp, mang tính chất quan trọng hoặc do luật chuyên ngành điều chỉnh thì hợp đồng nên ở dưới dạng văn bản, để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có khi thực hiện thỏa thuận ban đầu.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Thỏa thuận |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |