Sổ hồng và sổ đỏ đều là những thuật ngữ nhằm chỉ loại tài liệu về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu bất động sản. Cách gọi này xuất phát từ màu sắc của loại giấy tờ này. Tuy nhiên, cách gọi này đã có từ rất lâu, trong khi đó, pháp luật luôn thay đổi theo từng thời kỳ. Do đó, đến hiện nay rất nhiều người chưa biết về điểm khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ. Vậy, sổ hồng khác sổ đỏ chỗ nào? Hiện nay có còn sự phân biệt giữa sổ hồng và sổ đỏ không?
Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “Sổ hồng khác sổ đỏ chỗ nào” của Biểu mẫu luật nhé
Sổ hồng khác sổ đỏ chỗ nào?
Sổ hồng và sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhằm chỉ những loại tài liệu về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những loại bất động sản khác. Cách gọi này xuất phát từ màu sắc và giá trị pháp lý của giấy tờ. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, không còn sử dụng thuật ngữ sổ đỏ mà gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). Theo pháp luật của thời kỳ trước, sổ đỏ và sổ hồng có những điểm khác biệt sau đây:
Nội dung | Sổ đỏ | Sổ hồng |
Tên, cơ quan ban hành và thời gian cấp sổ: | “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.” | “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009. |
Đối tượng sử dụng | sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu quyền sử dụng đất. | sổ hồng được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư. |
Khu vực được cấp sổ | khu vực cấp ngoài đô thị | Khu vực cấp sổ là đô thị |
Loại đất được cấp sổ | sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối. | Sổ hồng sẽ được cấp cho đất ở đô thị |
Giá trị pháp lý | Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập. |
Như vậy, có thể thấy điểm khác nhau cơ bản của sổ hồng và sổ đỏ là:
- Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Giá trị của sổ hồng, sổ đỏ theo quy định pháp luật hiện hành
Như trên đã phân tích, pháp luật hiện hành không có quy định giải thích khái niệm sổ hồng, sổ đỏ. Cách gọi này xuất phát từ màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) ở những thời kỳ trước. Hiện nay, pháp luật không còn sự phân biệt giữa hai loại giấy tờ này mà gọi chung là Giấy chứng nhận.
Tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 giải thích về khái niệm Giấy chứng nhận và khẳng định giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận như sau:
“[…] 9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
[…]
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất […]”
Nội dung của sổ hồng, sổ đỏ
Hiện nay, sổ hồng, sổ đỏ được gọi chung là Giấy chứng nhận và do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận cần thể hiện những thông tin sau đây:
– Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất in màu đỏ; mục I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Trang 2 in chữ màu đen gồm mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
– Trang 3 in chữ màu đen gồm mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận;
– Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;
– Trang bổ sung (nếu có) Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ Trang bổ sung Giấy chứng nhận; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận như trang 4 của Giấy chứng nhận;
– Nội dung của Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Mời bạn xem thêm:
- Tải mẫu giấy ủy quyền cho chồng đứng tên sổ đỏ PDF.DOCx
- Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?
- Đất ruộng có sổ đỏ không? Có bán, chuyển nhượng được không
- Người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ không?
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Sổ hồng khác sổ đỏ chỗ nào? và những vấn đề liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Tại Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định: “2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Như vậy, nhiều người vẫn có thể cùng đứng tên trên một sổ đỏ nếu có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, có sổ đỏ (Giấy chứng nhận) là điều kiện tiên quyết để người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp, … quyền sử dụng đất. Do đó, trong trường hợp mất sổ đỏ thì không thể bán đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) mà phải làm thủ tục cấp lại sổ đỏ trước mới được bán đất.
Chủ đề: | Đất đai |
Nội dung: | Sổ hồng khác sổ đỏ chỗ nào? |
Ngày đăng bài: | 12/03/2024 |
Ngày cập nhật: | 12/03/2024 |