• Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng 5 19, 2025
Biểu Mẫu Pháp Luật
No Result
View All Result
  • Login
  • Trang chủ
  • Mẫu đơn
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai
  • Trang chủ
  • Mẫu đơn
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai
No Result
View All Result
Morning News
No Result
View All Result
Home Tư vấn pháp luật

Tài sản trước hôn nhân có được chia không?

Dương Thùy by Dương Thùy
27/04/2024
in Tư vấn pháp luật
0
0
SHARES
9
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ tục đăng ký tạm trú, Điều kiện & Cách thức thực hiện

Cầm sổ đỏ có cần công chứng không?

Sơ đồ bài viết

  1. Tài sản trước hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng?
  2. Tài sản trước hôn nhân có được chia không?
  3. Không ly hôn có thể yêu cầu chia tài sản không?

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau mong được giải đáp: Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 06 năm. Trước khi kết hôn, tôi có tiết kiệm và mua được một căn hộ do mình tôi đứng tên và đang cho thuê. Do xảy ra một vài mâu thuẫn, vợ chồng tôi quyết định ly hôn, nhưng tôi khá băn khoăn liệu căn nhà mà tôi mua trước khi kết hôn có phải chia đôi không? Tôi chân thành cảm ơn!

Tài sản trước hôn nhân có được chia không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề Tài sản trước hôn nhân có được chia không? mà bạn băn khoăn. Biểu mẫu luật xin tư vấn qua bài viết sau đây: 

Tài sản trước hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng?

Tài sản trước hôn nhân được hiểu là tài sản do mỗi bên vợ hoặc chồng tạo lập, có được trước thời điểm đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, những tài sản này thường được đưa vào sử dụng chung. Do đó, có rất nhiều cặp vợ chồng băn khoăn liệu tài sản trước hôn nhân có phải là tài sản riêng hay tài sản chung hay không?

Trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận khác, tài sản trước hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: 

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Như vậy, tài sản trước hôn nhân được xác định là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. 

Tài sản trước hôn nhân có được chia không?

Trong quan hệ hôn nhân, ngoài tình cảm giữa vợ và chồng thì quan hệ tài sản cũng là nền móng quan trọng. Chính vì vậy, việc xác định tài sản chung hay riêng luôn là vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm, nhất là khi quyết định ly hôn. Vậy, tài sản trước hôn nhân có được chia không? Dưới đây là câu trả lời của Biểu mẫu luật. 

Tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng như sau: 

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”

Như vậy, điều luật trên chỉ đề cập đến việc chia tài sản chung của vợ và chồng và khẳng định: Tài sản riêng của vợ chồng thuộc sở hữu riêng của người đó. 

Do đó, tài sản của vợ chồng có được, tạo lập được trước hôn nhân thì sẽ không chia, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Không ly hôn có thể yêu cầu chia tài sản không?

Đa số các cặp vợ chồng, khi bắt đầu kết hôn, tất cả tài sản chung và riêng của vợ chồng đều được đưa vào sử dụng chung. Do đó, họ đều cảm thấy rằng việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân là không phù hợp, dễ gây mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng chỉ suy nghĩ, băn khoăn về việc chia tài sản của vợ chồng khi quyết định ly hôn.

Những theo quy định pháp luật, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng vẫn có thể chia tài sản chung bằng cách thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Cụ thể được quy định như sau: 

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Tuy nhiên, nếu việc chia tài sản chung thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì không có giá trị pháp luật. Cụ thể: 

“Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Mời bạn xem thêm: 

  • Mẫu đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn
  • Thủ tục ly hôn không yêu cầu chia tài sản
  • Tải mẫu đơn xin ly hôn không có tài sản chung PDF.DOCx

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Tài sản trước hôn nhân có được chia không? Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên 1 người có phải là tài sản riêng không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức. Do đó, về nguyên tắc, giấy chứng nhận đứng tên ai thì là tài sản của người đó.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.” 
Do đó, kể cả trong trường hợp Giấy chứng nhận chỉ đứng tên một người nhưng có nguồn gốc là tài sản chung của vợ chồng (như quy định nêu trên) thì vẫn được xác định là tài sản chung. Tuy nhiên, việc để một người đứng tên trên Giấy chứng nhận thì người còn lại cần phải chứng minh về nguồn gốc tài sản nếu muốn chia đôi. 

Ly hôn nhưng không yêu cầu chia tài sản có được không?

Về cơ bản, chỉ có việc ly hôn bắt buộc phải có bản án có hiệu lực của Tòa án về việc giải quyết ly hôn. Còn việc chia tài sản thì vợ chồng hoàn toàn có thể tự thỏa thuận. Do đó, hai bên vợ chồng hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không yêu cầu chia tài sản nếu không có tranh chấp phát sinh. 

✅ Chủ đề:⭐ Hôn nhân và Gia đình
✅ Nội dung:⭐ Tài sản trước hôn nhân có được chia không?
✅ Ngày đăng bài:⭐ 17/03/2024
✅ Ngày cập nhật:⭐ 17/03/2024
Đánh giá bài viết post

Related Posts

Thủ tục đăng ký tạm trú, Điều kiện & Cách thức thực hiện
Tư vấn pháp luật

Thủ tục đăng ký tạm trú, Điều kiện & Cách thức thực hiện

17/05/2024
Cầm sổ đỏ có cần công chứng không?
Tư vấn pháp luật

Cầm sổ đỏ có cần công chứng không?

16/05/2024
Chung cư mini có sổ hồng không?
Tư vấn pháp luật

Chung cư mini có sổ hồng không?

15/05/2024
Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?
Tư vấn pháp luật

Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?

28/04/2024
Thủ tục ly hôn đơn phương, quá trình để tiến hành Ly hôn
Tư vấn pháp luật

Thủ tục ly hôn đơn phương, quá trình để tiến hành Ly hôn

26/04/2024
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
Tư vấn pháp luật

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

25/04/2024
Next Post
Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?

Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không?

BÀI VIẾT TÌM KIẾM NHỀU

Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Download sơ yếu lý lịch tự thuật mẫu 03 PDF. Docx (word)

06/07/2023
Mẫu hợp đồng mua bán trái cây

Mẫu hợp đồng mua bán trái cây

18/07/2024

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở

09/01/2023
biên bản họp Hội đồng tư vấn thuế xã

Tải mẫu biên bản họp Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn PDF.DOCx

03/11/2024

Chúng tôi

Biểu mẫu luật là website đầu tiên tại Việt Nam đi sâu vào lĩnh vực xây dựng, tập hợp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành từ ngày thành lập nước (1945) đến nay.

Follow us

Danh mục

  • Bạn cần biết
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu đơn
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu khác
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai
  • Tư vấn pháp luật

Bài viết gần đây

  • Tải mẫu biên bản họp phòng PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản họp cổ đông PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản họp chi bộ hàng tháng PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản họp cổ đông chia cổ tức PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản xác minh tranh chấp đất đai PDF.DOCx
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Hướng dẫn
  • Liên hệ

© Copyright 2022 Biểu mẫu luật. All rights reserved powered by bieumauluat.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mẫu đơn
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai

© Copyright 2022 Biểu mẫu luật. All rights reserved powered by bieumauluat.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In