Hiện nay việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú và thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con được nhiều người quan tâm. Pháp luật hiện hành có quy định chi tiết về quyền nhận cha mẹ con, vậy khi muốn nhận cha con sẽ cần tiến hành tại cơ quan nào? Và thủ tục nhận cha con để làm giấy khai sinh năm 2023 ra sao? Tất cả những nội dung này sẽ được chúng tôi chia sẻ quy định tới bạn đọc tại nội dung bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật hộ tịch 2014
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Thông tư 04/2020/TT- BTP
Quy định pháp luật về quyền nhận cha mẹ con
Căn cứ theo Điều 90 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha mẹ con như sau:
– Quyền nhận cha, mẹ:
+ Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
+ Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
– Quyền nhận con:
+ Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
+ Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con hiện nay
Về thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con, căn cứ theo Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
– Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con của UBND cấp xã: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con của UBND cấp huyện: UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Thủ tục nhận cha con để làm giấy khai sinh cho con năm 2022
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp xã
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND xã được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 14, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:
* Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp các giấy tờ cho cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con;
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con gồm:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
* Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
* Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp huyện
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp huyện theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
– Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục,
Đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.
– Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
– Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
Kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha mẹ con như thế nào?
Theo Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha mẹ con, cụ thể như sau:
– Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
– Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định.
– Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định pháp luật tại nội dung nêu trên.
Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Trên đây là tư vấn của bieumauluat về nội dung “Thủ tục nhận cha con để làm giấy khai sinh năm 2023 như thế nào?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa rất thiêng liêng trong việc xác định; hình thành mối quan hệ trong gia đình; góp phần làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng; và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung. Quan hệ cha – con, mẹ – con được xác lập sẽ đảm bảo cho con cái được chăm sóc; nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời; quan hệ này cũng gắn trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ đối với con cái; và ngược lại.
Xác định cha, mẹ, con nhằm xác thực mối quan hệ cha – con; mẹ – con qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. Chế định xác định cha, mẹ, con tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về nuôi con; cấp dưỡng, thừa kế,… giữa cha, mẹ, con cũng như các thành viên khác trong gia đình nhằm đảm bảo quyền; và lợi ích hợp pháp tốt nhất của họ.
Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định cha mẹ con, như sau:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng;
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân;
– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật, dù đứa trẻ có cha hay không có cha thì vẫn được làm giấy khai sinh bình thường, khi làm giấy khai sinh cho con không có cha thì phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và giấy khai sinh của con để trống còn khai họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ.
✅ Chủ đề: | ⭐ Luật dân sự |
✅ Nội dung: | ⭐ Thủ tục nhận cha con để làm giấy khai sinh |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 27/06/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 27/06/2023 |