Hiện nay quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy đã được ban hành và có hiệu lực, điều này không có nghĩa là nước ta bỏ việc quản lý dân cư bằng hình thức quản lý hộ khẩu, mà thay vào đó thì việc quản lý các thông tin cư trú của người dân sẽ được thực hiện thông qua hình thức điện tử. Vậy thì để tra cứ các thông tin cư trú của cá nhân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy thì sẽ ra sao?. Hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết “Cách tra cứu sổ hộ khẩu điện tử” dưới đây nhé.
Sổ hộ khẩu điện tử là gì?
Sổ hộ khẩu giấy đã hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm nói trên, thay vào đó, việc quản lý thông tin cư trú của người dân sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện thông qua hình thức điện tử (hay còn được gọi là Sổ hộ khẩu điện tử).
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp có giá trị sử dụng đến hết 31/12/2022.
Tuy sổ hộ khẩu giấy hết giá trị nhưng nhà nước ta vẫn duy trì quản lý cư dân theo hộ khẩu, theo đó chỉ thay thế từ hình thức giấy trực tuyến. Việc quản lý thông tin cư trú của người dân sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện thông qua hình thức điện tử thay phương thức “thủ công” như trước đây.
Theo đó, sổ hộ khẩu điện tử được hiểu là phương thức quản lý thường trú của công dân qua hệ thống phần mềm và được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Về cách làm sổ hộ khẩu điện tử thì hiện nay không có thủ tục nào liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, Bộ Công an khuyến khích người dân sau khi bỏ sổ hộ khẩu giấy thì nên làm thẻ Căn cước công dân gắn chip. Do việc sử dụng Căn cước công dân có thể thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Ngoài ra, Bộ Công an khuyến cáo công dân cần sớm cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau này.
Cách tra cứu sổ hộ khẩu điện tử
Hiện nay, người dân có thể tra cứu thông tin hộ khẩu thông qua nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thực hiện thông qua tra cứu bảo hiểm xã hội online, cụ thể:
Bước 01: Truy cập Website https://baohiemxahoi.gov.vn và kéo xuống dưới chọn mục tra cứu trực tuyến.
Bước 02: Sau khi cửa sổ tra cứu online hiện ra, click vào Tra cứu mã BHXH bên góc phải màn hình.
Bước 3: Nhập đầy đủ các trường thông tin trong mục này.
Lưu ý: Những mục có dấu * màu đỏ thì bắt buộc phải điền, không được bỏ trống.
Sau khi nhập xong đầy đủ thông tin, bấm chọn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và thực hiện theo yêu cầu. Sau khi được xác nhận, bấm “Tra cứu”
Bước 04: Thông tin được trả về với kết quả gồm:
– Mã số bảo hiểm xã hội;
– Họ tên;
– Giới tính;
– Ngày sinh;
– Mã hộ gia đình, địa chỉ và trạng thái.
Với cách tra cứu này chỉ được áp dụng cho những ai có số sổ BHXH và có nhu cầu tra cứu mã hộ.
Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy
Ngày 21/12/2022 đã có Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ năm 2023. Khi Sổ hộ khẩu giấy bị khai tử, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú:
– Thẻ Căn cước công dân
– Chứng minh nhân dân
– Giấy xác nhận thông tin về cư trú
– Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn người dân 07 cách tra cứu thông tin cá nhân khi Sổ hộ khẩu giấy bị thay thế.
Cách 1: Tra cứu khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập tài khoản/mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản cổng DVC quốc gia), xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân’’ và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn “Tìm kiếm”.
Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị trên màn hình gồm:Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Nơi thường trú; số định danh cá nhân; Số chứng minh nhân dân.
Cách 2: Sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 thì CCCD chứa đựng các thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
Trong đó các thông tin in trên mặt thẻ CCCD, gồm: Ảnh của công dân; Số thẻ CCCD (số định danh cá nhân); họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú…
Do vậy, khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng nhận các thông tin về cư trú.
Cách 3: Sử dụng thiết bị đọc mã QR – code trên thẻ CCCD có gắn chíp
Cá nhân, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc mã QR thẻ Căn cước công dân tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân.
Thông tin được hiển thị khi quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân bao gồm:
– Số Căn cước công dân gắn chíp;
– Số Chứng minh nhân dân cũ (nếu có);
– Họ và tên;
– Ngày tháng năm sinh;
– Giới tính;
– Địa chỉ thường trú;
– Ngày cấp Căn cước công dân.
Cách 4: Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD
Công dân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện các giao dịch hành chính có thể sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên thẻ CCCD gắn chíp để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự…
Thiết bị này do Bộ Công an nghiên cứu kết hợp sản xuất và đã trang cấp cho Công an cấp huyện để sử dụng.
Các thông tin mà thiết bị này đọc được bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).
Cách 5: Sử dụng thông tin tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID.
Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.
Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:
– Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông tin.
Các thông tin (tùy theo dịch vụ) gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Tích chọn vân tay; Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).
– Sử dụng các thông tin hiển thị trên VNeID:
Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân.
Thông tin hiển thị trên VNeID gồm: Số CCCD; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; CCCD có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp, số điện thoại.
– Các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện từ tài khoản định danh điện tử của người dân.
Cách 6: Sử dụng giấy xác nhận về nơi cư trú
Giấy xác nhận thông tin cư trú là văn bản do cơ quan đăng ký cư trú cấp cho người dân, trong đó cung cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Để cấp giấy này, công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú bất kỳ trên cả nước (không phụ thuộc vào nơi cư trú) để đề nghị hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Giấy xác nhận thông tin về cư trú được cấp dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của người công dân.
Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp với người có thường trú, tạm trú; Có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú do không đủ điều kiện (theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA).
Cách 7: Giấy thông báo số định danh điện tử
Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân chứng người dân sử dụng khi giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú.
Trong Thông báo số định danh cá nhân có đầy đủ các thông tin về nhân thân như các giấy tờ đã nêu trên.
⭐⭐⭐⭐⭐ Tham khảo thêm: Làm giấy khai sinh có cần sổ hộ khẩu không?
Câu hỏi thường gặp:
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã có hướng dẫn 07 phương thức sử dụng thông tin công dân thay thể khi bỏ sổ hộ khẩu giấy.
(1) Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú
(2) Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp
(3) Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD
(4) Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự bằng cách:
(5) Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ), bằng cách:
(6) Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA
(7) Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư 59/2021/TT-BCA)
– Khi hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân, mỗi người sẽ được cấp một mã số định danh cá nhân. Mã số này được in trên thẻ căn cước, khi đi làm các giao dịch, mua bán, đăng ký xe máy, ôtô, khai sinh… Người dân sẽ không phải mang cả đống giấy tờ đi nữa mà chỉ cần có thẻ này để cán bộ đối chiếu. Chỉ mất 18 giây là tra ra kết quả dữ liệu về người đó.
Phương thức này thay đổi hoàn toàn cách quản lý như hiện tại, tức là từ thủ công sang điện tử.
Tôi xin giải thích lại là không có việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và chứng minh nhân dân. Phương án của Chính phủ đưa ra là sẽ tiến tới bỏ phương thức quản lý sổ hộ khẩu bằng giấy như hiện nay, thay vào đó là áp dụng công nghệ thông tin để quản lý. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và chứng minh thư vẫn còn nguyên giá trị sử dụng như hiện nay.
Bản thân các quốc gia khác trên thế giới họ vẫn không bỏ sổ hộ khẩu mà họ áp dụng sớm phương thức quản lý qua mạng điện tử.
✅ Chủ đề: | ⭐ Luật cư trú |
✅ Nội dung: | ⭐ Cách tra cứu sổ hộ khẩu điện tử |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 28/07/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 28/07/2023 |