• Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng 5 19, 2025
Biểu Mẫu Pháp Luật
No Result
View All Result
  • Login
  • Trang chủ
  • Mẫu đơn
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai
  • Trang chủ
  • Mẫu đơn
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai
No Result
View All Result
Morning News
No Result
View All Result
Home Bạn cần biết

Trình tự làm sổ đỏ lần đầu theo đúng quy định pháp luật

Thanh Thủy by Thanh Thủy
14/07/2023
in Bạn cần biết
0
0
SHARES
10
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lệ phí làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Những lệ phí gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Quy định về sổ đỏ hiện nay
  2. Trình tự làm sổ đỏ lần đầu
  3. Tầm quan trọng của sổ đỏ
  4. Câu hỏi thường gặp:

Sổ đỏ là giấy tờ có giá trị pháp lý cao cũng như có vai trò rất quan trọng đối với người sử dụng đất, bởi đây chính là chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất với mục đích nhằm công nhận quyền sử dụng đất của người dân. Bởi vậy nên đây là một loại giấy tờ có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng trong nhiều trường hợp như khi muốn thực hiện quyền của người sử dụng đất, dùng khi xác lập các giao dịch liên quan đến đất đai hay được sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai… Vậy thì “Trình tự làm sổ đỏ lần đầu’ được pháp luật quy định cụ thể ra sao?. Hãy cùng Biểu mẫu Luật tìm hiểu ngay nhé.

Trình tự làm sổ đỏ lần đầu
Trình tự làm sổ đỏ lần đầu

Quy định về sổ đỏ hiện nay

Sổ đỏ được người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Pháp luật đất đai từ trước tới nay không có quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Trên sổ đỏ thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…).

Trình tự làm sổ đỏ lần đầu

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Đây là căn cứ để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thông tin tại trang bìa hoặc trang ghi thông tin biến động.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thực tế thường được gọi là sổ đỏ) lần đầu gồm có:

– Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo mẫu;

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

– Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01/7/2004 theo mẫu.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp sổ đỏ.

– Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

⭐⭐⭐⭐⭐ Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục mua bán đất có sổ đỏ

 Bước 2: Nộp hồ sơ làm sổ đỏ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Lưu ý: Với địa phương đã có bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác sẽ được tiếp nhận và ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp ( trong đó có ghi đầy đủ ngày hẹn trả hồ sơ). Nếu hồ sơ không đầy đủ, thiếu sót sẽ gửi thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung trong thời gian là 3 ngày kể từ cơ quan nhận hồ sơ lần đầu.

Sau khi nhận được chi cục thuế thì người nộp hồ sơ buộc phải đóng các khoản tiền như

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).

– Sau khi đóng đầy đủ xong thì giữ lại giấy xác nhận đã thực hiện thanh toán tài chính và mang đi xuất trình khi nhận giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về lệ phí hay thuế theo quy định, với hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu thì công dân sẽ được bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng thời hạn.

Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được cấp, kết thúc thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

Chi phí làm Sổ đỏ lần đầu:

Sau khi nộp hồ sơ xong, người nộp hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản phí để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:

  • Lệ phí trước bạ: 0.5% x diện tích đất x giá 1m2 đất (do UBND tỉnh ban hành);
  • Tiền sử dụng đất: căn cứ theo bảng giá đất của địa phương.
  • Hoàn tất các thủ tục, bạn giữ lại biên lai, không quá 30 ngày thì người nộp hồ sơ sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian thực hiện:

Không quá 30 ngày từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của người đề nghị đăng ký theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu được tăng thêm 15 ngày.

Tầm quan trọng của sổ đỏ

Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận được thể hiện qua một số vai trò phổ biến sau:

Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở

Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thông tin tại trang bìa hoặc trang ghi thông tin biến động.

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định có được bồi thường về đất khi thu hồi hay không

Theo Điều 75 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khi có đủ 02 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

Điều kiện 2: Phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013.

Giấy chứng nhận là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (cấp tỉnh, cấp huyện).
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, việc có hoặc không có Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để có cách thức giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau. Đồng thời, khi giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sử dụng Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đó.

Giấy chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xác định loại đất (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).

Giấy chứng nhận là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…

Câu hỏi thường gặp:

Nguyên tắc cấp sổ đỏ là gì?

Theo quy định tại Điều 98, Luật Đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất đó.
– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cách đọc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nào?

Giấy chứng nhận hiện đang được cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung như sau:
– Trang 1: Gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Trang 2: In chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
– Trang 3: In chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.
– Trang 4: In chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
– Trang bổ sung Giấy chứng nhận: In chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

✅ Chủ đề:⭐ Đất đai
✅ Nội dung:⭐ Trình tự làm sổ đỏ lần đầu
✅ Ngày đăng bài:⭐ 14/07/2023
✅ Ngày cập nhật:⭐ 14/07/2023
Đánh giá bài viết post

Related Posts

Lệ phí làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?
Bạn cần biết

Lệ phí làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Những lệ phí gì?

14/07/2023
Next Post
Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng

Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng

BÀI VIẾT TÌM KIẾM NHỀU

Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Download sơ yếu lý lịch tự thuật mẫu 03 PDF. Docx (word)

06/07/2023
Mẫu hợp đồng mua bán trái cây

Mẫu hợp đồng mua bán trái cây

18/07/2024

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Ly hôn mà một bên không chấp thuận thì phải làm sao?

Ly hôn mà một bên không chấp thuận thì phải làm sao?

13/04/2023
Có bắt buộc có giấy xác nhận độc thân để kết hôn hay không?

Có bắt buộc có giấy xác nhận độc thân để kết hôn hay không?

26/05/2023

Chúng tôi

Biểu mẫu luật là website đầu tiên tại Việt Nam đi sâu vào lĩnh vực xây dựng, tập hợp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành từ ngày thành lập nước (1945) đến nay.

Follow us

Danh mục

  • Bạn cần biết
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu đơn
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu khác
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai
  • Tư vấn pháp luật

Bài viết gần đây

  • Tải mẫu biên bản họp phòng PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản họp cổ đông PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản họp chi bộ hàng tháng PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản họp cổ đông chia cổ tức PDF.DOCx
  • Tải mẫu biên bản xác minh tranh chấp đất đai PDF.DOCx
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Hướng dẫn
  • Liên hệ

© Copyright 2022 Biểu mẫu luật. All rights reserved powered by bieumauluat.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Mẫu đơn
  • Mẫu hợp đồng
  • Mẫu biên bản
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu thông báo
  • Mẫu tờ khai

© Copyright 2022 Biểu mẫu luật. All rights reserved powered by bieumauluat.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In