Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Tôi là người Đồng Nai. Sắp tới, tôi và gia đình có dự định lên TP Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc. Tôi muốn hỏi là khi gia đình tôi lên TP Hồ Chí Minh thì có phải đăng ký tạm trú hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề “Thủ tục đăng ký tạm trú” mà bạn đang băn khoăn, chung tôi xin tư vấn qua bài viết sau đây:
Tạm trú là gì? Điều kiện đăng ký tạm trú
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020, tạm trú là một trong những thủ tục đăng ký cư trú mà người dân phải thực hiện nhằm thông báo sự lưu trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú tại một nơi trong thời gian nhất định. Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
“Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Như vậy, có thể thấy, đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân khi đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Hồ sơ đăng ký tạm trú
Đăng ký tạm trú là một trong những thủ tục hành chính liên quan đến cư trú. Thủ tục này thực hiện khá dễ dàng và không làm mất nhiều thời gian của người dân. Khi thực hiện thủ tục, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020. Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA); đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trừ trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú và trường hợp, giấy tờ chứng minh về chỗ ở hợp pháp đã có bản điện tử trên dịch vụ công qua giải quyết thủ tục hành chính khác thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ chứng minh.
Trong đó, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số: 62/2021/NĐ-CP, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là một trong những loại giấy tờ sau đây:
“1. Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
h) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
i) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;
k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
l) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).”
Thủ tục đăng ký tạm trú
Tương tự như những thủ tục hành chính khác, thủ tục đăng ký tạm trú cũng đòi hỏi người dân và cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định để đảm bảo hiệu quả của thủ tục hành chính cũng như sự thống nhất quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện theo trình tự sau đây:
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký.
– Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định.
– Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Cách thức thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú
Hiện nay, để đơn giản hóa và linh hoạt trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đăng ký tạm trú nói riêng. Người dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện của bản thân. Theo đó, người dân đăng ký tạm trú có thể nộp hồ sơ đăng ký tạm trú theo 02 phương thức sau đây:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Mời bạn xem thêm:
- Đăng ký tạm trú có cần sổ hộ khẩu không?
- Xin giấy xác nhận độc thân ở nơi tạm trú
- Làm giấy khai sinh ở nơi tạm trú được không?
- Ly hôn ở nơi tạm trú được không
- Mẫu giấy xác nhận tạm trú tạm vắng
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thủ tục đăng ký tạm trú Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
– Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Đăng ký tạm trú (cá nhân, hộ gia đình):
+ Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp thu 15.000 đồng/lần đăng ký;
+ Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến thu 7.000 đồng/lần đăng ký.
– Đăng ký tạm trú theo danh sách:
+ Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp thu 10.000 đồng/người/lần đăng ký;
+ Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến thu 5.000 đồng/người/lần đăng ký.
– Trường hợp công dân thuộc diện được miễn phí theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú thì công dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn trừ trường hợp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA).
Chủ đề: | Luật cư trú |
Nội dung: | Thủ tục đăng ký tạm trú |
Ngày đăng bài: | 27/03/2024 |
Ngày cập nhật: | 27/03/2024 |