Bạn muốn đi du lịch nước ngoài thì một trong những loại giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải có đó là hộ chiếu. Hộ chiếu cũng có thể thay thế CMND/CCCD để thực hiện một số giao dịch trong một số trường hợp nhất định. Hiện nay theo quy định của pháp luật mới có nhiều thay đổi trong thủ tục làm hộ chiếu và thực tế nhiều người không biết làm như thế nào cho đúng. Bài viết dưới đây Biểu mẫu luật sẽ giới thiệu đến các bạn đọc về Mẫu tờ khai làm hộ chiếu chi tiết đầy đủ thông tin. Mời bạn cùng tham khảo nhé!.
Hộ chiếu là gì?
Căn cứ theo Luật Xuất nhập cảnh năm 2019 hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam dùng để xuất cảnh hoặc nhập cảnh hay chứng minh quốc tịch và nhân thân của mình. Hộ chiếu chứa đựng các thông tin như:
- Số hộ chiếu;
- Ảnh;
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh
- Giới tính;
- Nơi sinh;
- Cơ quan cấp, nơi cấp
- Thời hạn sử dụng.
Hộ chiếu là giấy tờ dùng để nhận biết thông tin của người sở hữu, Hộ chiếu là giấy tờ cần phải có để được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh từ nước ngoài trở về
Thời hạn sử dụng của hộ chiếu
+ Hộ chiếu cấp cho Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên: Có thời hạn 10 năm;
+ Hộ chiếu được cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi: Có thời hạn 5 năm;
+ Hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và con của công dân (dưới 09 tuổi): Có thời hạn 5 năm
– Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm : Chỉ được cấp cho những trường hợp ra nước ngoài làm việc theo sự phân công của cơ quan Nhà nước, có thời hạn 5 năm.
Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Được cấp cho cán bộ cấp cao như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước…, thời hạn sử dụng 5 năm.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
- Mẫu tờ khai ghi chú kết hôn
- Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu theo quy định mới
- Mẫu tờ khai hải quan xuất nhập khẩu
Mẫu tờ khai làm hộ chiếu chi tiết
Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông
Theo quy định tại Điều 15 Luật Xuất ,nhập cảnh 2019, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ làm hộ chiếu bao gồm các giấy tờ sau:
- Mẫu tờ khai làm hộ chiếu
- Ảnh chân dung của người làm hộ chiếu
- Bản sao Giấy khai sinh/trích lục khai sinh với người chưa đủ 14 tuổi.
- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất nếu đã được cấp hộ chiếu. Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu được cấp lần gần nhất;
- Bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp. Nếu bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình thêm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền cấp hổ chiếu là:
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú, nơi tạm trú;
Nếu có Căn cước công dân thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi nhất.
Nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
- Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh
- Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết
- Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu
- Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
Bước 3: Nộp lệ phí xin cấp hộ chiếu và nhận giấy hẹn trả kết quả
Nếu trong trường hợp chưa cấp hộ chiếu cho cá nhân, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, tại Thành phố Hà Nội, có 02 địa điểm cấp hộ chiếu phổ thông đó là:
– Thứ nhất; Phòng quản lý xuất nhập cảnh có Địa chỉ là : 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Hoàng Mai.
– Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Cơ sở 2. Có địa chỉ tại: Số 6, Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội
Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng, Mê Linh, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa, Hoài Đức.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15, 16 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông bao gồm:
+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu;
+ 02 ảnh chân dung cỡ 4×6 nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;
+ Người chưa đủ 14 tuổi phải có bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;
+ Người đã được cấp hộ chiếu cung cấp hộ chiếu phổ thông lần gần nhất. Nếu bị mất phải kèm theo đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền;
+ Trường hợp có thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trên hộ chiếu được cấp lần gần nhất thì có thêm bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi phải có bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp. Nếu bản chụp không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Theo đó, ảnh chân dung là một trong những thứ bắt buộc phải có trong hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông. Nếu làm hộ chiếu trực tiếp, thì người dân sẽ chụp ảnh trực tiếp ngay tại cơ quan cấp hộ chiếu để đảm bảo ảnh chụp đúng quy định
✅ Mẫu tờ khai: | 📝 Làm hộ chiếu |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |