Đăng ký biến động đất đai để thay đổi một hoặc một số dữ liệu đã nhập vào sổ đăng ký bất động sản theo thủ tục do pháp luật quy định. Việc chuyển nhượng bất động sản làm thay đổi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản và quyền sở hữu đất đai nên phải đăng ký biến động đất đai. Bài viết này Biểu mẫu luật sẽ trình bày mẫu đơn đăng ký biến động đất đai theo pháp luật hiện hành và hướng dẫn viết đơn đăng ký biến động đất đai mẫu 09 ĐK. Hãy cùng heo dõi bài viết nhé
Khi nào phải đăng ký biến động đất đai?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì đăng ký biến động sẽ được thực hiện đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có sự thay đổi sau đây:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
– Có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số lượng của lô đất;
– Có sự thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
– Chuyển mục đích sử dụng đất;
– Có sự thay đổi về niên hạn sử dụng đất;
– Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm sang hình thức cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức cho thuê đất; Từ cho thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013.
– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành quyền sử dụng đất, quyền sở hữu chung của vợ chồng;
– Tách quyền sử dụng đất, tài sản là nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức, hộ gia đình, vợ, chồng hoặc giữa một nhóm người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
– Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo:
- Kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận;
- Thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
- Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
– Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
– Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Tải mẫu đơn đăng ký biến động đất đai-mẫu 09 ĐK
Hướng dẫn cách ghi đơn đăng ký biến động đất đai
Khi kê khai vào đơn đăng ký biến động đất đai, người kê khai phải lưu ý ghi chính xác, đầy đủ các nội dung có trong mẫu đơn, tránh tình trạng kê khai thừa, kê khai thiếu, kê khai sai dẫn đến hồ sơ không được giải quyết, việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai được kéo dài.
Khi viết đơn đăng ký biến động đất đai tài sản gắn liền với đất, người sử dụng đất cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Mục kính gửi: Điền tên của Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất;
- Mục thông tin người sử dụng đất: Ghi chính xác họ tên, năm sinh và địa chỉ của chủ sở hữu như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, nếu trong trường hợp có thay đổi tên thì phải ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi (nộp kèm theo giấy tờ chứng minh sự thay đổi). Trường hợp đây là đăng ký biến động do có sự thay đổi về chủ sử dụng đất (khi tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất) thì kê khai tên của chủ mới.
- Nội dung biến động: Nội dung biến động sẽ tùy thuộc vào lý do biến động của chủ sở hữu mà ghi nội dung biến động. Ví dụ: chuyển nhượng mua bán mảnh đất cho chủ sở hữu mới.
- Lý do biến động: Mẫu đơn này có thể sử dụng trong các trường hợp biến động đất đai, do đó sẽ căn cứ theo các trường hợp cụ thể để ghi lý do biến động cho phù hợp.
Nếu trong trường hợp khách hàng cảm thấy không thể tự mình kê khai hoặc gặp một số vướng mắc khi viết mẫu đơn đăng ký biến động đất đai thì có thể sử dụng các dịch vụ soạn thảo đơn của công ty Luật để cho mẫu đơn được kê khai một cách chính xác mà không mất nhiều thời gian.
Câu hỏi thường gặp
– Người đăng ký biến động đất đai sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, thuế thu nhập cá nhân mà người dân phải nộp sẽ là 2% tính theo khoản thu nhập của cá nhân có được.
– Khi đăng ký biến động đất đai, chủ thể đăng ký biến động sẽ phải nộp lệ phí trước bạ. Lệ phí trước bạ là 0,5% được tính dựa trên so sánh giữa giá bán ghi trên hợp đồng với giá của nhà nước quy định tính theo giá đất cụ thể của bảng giá đất. Theo đó, giá nào cao hơn thì sẽ áp giá đó để tính lệ phí trước bạ.
– Người dân phải thực hiện thanh toán các khoản chi phí phát sinh liên quan khác liên quan đến quá trình đăng ký biến động đất đai như: Phí công chứng, phí thẩm định hồ sơ, phí địa chính đo đạc, phí làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay sau khi đăng ký biến động đất đai.
Thời hạn giải quyết đăng ký biến động đất đai là không quá 10 ngày đối với đăng ký biến động trong các trường hợp:
Trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
Xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án;
Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty;
thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất;
Do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.
✅ Mẫu đơn: | 📝 Đăng ký biến động đất đai |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2400 |