Trong cuộc sống hàng ngày, khi làm một công việc nào đó nhưng vì những lý do khách quan mà không thể trực tiếp làm được mà phải nhờ người khác làm thay thì đó gọi là ủy quyền. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề ủy quyền, chồng có được ủy quyền cho vợ để chuyển nhượng đất hay không? Nếu có mẫu giấy ủy quyền cho vợ bán đất có nội dung như thế nào? Cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu nhé
Ủy quyền cho vợ bán đất khi nào?
Tùy vào loại tài sản giao dịch mà bản chất hoạt động ủy quyền của vợ chồng cũng sẽ khác nhau.
Trong trường hợp đất là tài sản riêng chồng thì người chồng là người sở hữu tài sản đó sẽ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình. Lúc này, trường hợp chồng ủy quyền cho người vợ để thực hiện giao dịch đối với tài sản của người chồng sẽ tương tự như ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân. Tại điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền định đoạt tài sản của người không phải là chủ sở hữu thì theo đó người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản nếu có ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, người nhận ủy quyền trong trường hợp này là người vợ không phải là chủ sở hữu tài sản, do đó chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của người chồng. Đồng thời, người được ủy quyền phải thực hiện việc các nội dung ủy quyền và không được thực hiện quá phạm vi ủy quyền.
Trong trường hợp đất là tài sản chung của hai vợ, chồng, theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung là bất động sản sẽ do vợ chồng thỏa thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, việc ủy quyền của vợ chồng sẽ dựa trên yếu tố đây là tài sản chung của vợ chồng nên phạm vi ủy quyền sẽ còn chịu sự chi phối quyền lợi của bên nhận ủy quyền. Theo đó, vợ hoặc chồng cũng sẽ phải lập giấy ủy quyền và công chứng tại cơ quan công chứng khi thực hiện giao dịch liên quan tài sản chung.
Phạm vi ủy quyền trong giao dịch đất đai
Về phạm vi ủy quyền trong giao dịch đất đai được quy định tại điều 562 Bộ luật dân sự 2015 thì bên ủy quyền được chuyển giao toàn bộ quyền của mình cho bên được ủy quyền, cụ thể là:
Thứ nhất, ủy quyền sử dụng và quản lý đất đai.
Thứ hai, ủy quyền định đoạt đất đai bao gồm: Ủy quyền tặng cho quyền sử dựng đất; ủy quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất.
Thủ tục công chứng giấy ủy quyền cho vợ bán đất
Trong một số trường hợp khi người chồng không trực tiếp có mặt hoặc không thể thực hiện giao dịch bán đất thì có thể đến cơ quan công chứng tại địa phương để làm hợp đồng ủy quyền cho vợ của mình. Theo đó, khi làm thủ tục ủy quyền, người chồng phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
- Bản hợp đồng ủy quyền theo mẫu: Giấy mẫu này người vợ có thể lấy tại văn phòng nơi công chứng hoặc yêu cầu nhân viên phòng công chứng soạn thảo. Trong hợp đồng, người vợ phải nêu rõ nội dung hoàn toàn đồng ý để chồng mình toàn quyền quyết định các giao dịch mua bán, trao đổi trên mảnh đất đó.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người ủy quyền. Nếu không có hai giấy tờ này, người ủy quyền phải nộp hộ chiếu để xin xác nhận
- Bản sao sổ hộ khẩu của gia đình
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người muốn ủy quyền hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh thay thế khác theo quy định của pháp luật
- Giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng nhằm chứng minh quan hệ hôn nhân của hai người
Hợp đồng vợ ủy quyền cho vợ bán đất không chỉ yêu cầu công chứng mà còn yêu cầu chữ kí của người được ủy quyền (người vợ). Khi nộp đầy đủ hồ sơ, thủ tục ủy quyền hoàn tất, thì người vợ hoàn toàn có quyền thực hiện các giao dịch dân sự đối với đất mà không cần chữ kí của người chồng.
❓❓❓❓❓ Giải đáp thắc mắc về Đất không có giấy tờ có bán được không? mà có thể bạn chưa biết
Mẫu giấy ủy quyền cho vợ bán đất
Nhiều cặp vợ chồng ngày nay lựa chọn giấy ủy quyền để tiện cho việc mua bán đất của vợ chồng. Vì trong nhiều trường hợp, việc thực hiện hợp đồng mua bán chung là quyền sử dụng đất nhưng không có sự tham gia đồng thời của vợ, chồng.
Câu hỏi thường gặp
Hai bên trong giấy ủy quyền tiến hành lập giấy ủy quyền mua bán đất phải lưu ý một số điều sau đây:
+ Xác định chính xác đây là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của pháp luật.
+ Ghi chính xác tên thửa đất, diện tích thửa đất để ủy quyền tiến hành giao dịch.
+ Căn cứ và ghi đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Xác định chính xác đích danh người mua/bán và người được ủy quyền chỉ được chuyển nhượng/ nhận chuyển nhượng của người mà hợp đồng ủy quyền đã chỉ định đích danh, không được mua/bán cho người khác.
+ Xác định ai sẽ là người đứng tên mảnh đất trong trường hợp ủy quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Do đó mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất viết tay là có giá trị và được công nhận. Tuy nhiên cần đảm bảo có đầy đủ nội dung và các thông tin cần thiết như ngày tháng năm lập ủy quyền; thông tin các bên; CMND/CCCD; địa chỉ; phạm vi và thời hạn ủy quyền. Ngoài ra, giấy ủy quyền cần phải có đầy đủ chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | 📝 Cho vợ bán đất |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |