Cán bộ công chức là những đối tượng người lao động làm việc tại các cơ quan tổ chức của nhà nước, đây là những đối tượng được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước. Cũng giống như người lao động bình thường, khi cán bộ công chức muốn xin thôi việc thì cần phải có đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc cho phép cán bộ công chức được thôi việc hay không. Vậy thì “Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức nhà nước” được soạn thảo như thế nào?. Hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cán bộ công chức là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức theo đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Quy định về thôi việc đối với công chức
– Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Do sắp xếp tổ chức;
+ Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
– Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
– Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:
– Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
– Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.
sản để tự nuôi mình.
⭐⭐⭐⭐⭐ Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức
Thủ tục giải quyết thôi việc
Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
– Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
– Các lý do không giải quyết thôi việc:
+ Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
+ Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Trường hợp thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ:
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.
Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức nhà nước
Theo quy định của pháp luật thì công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Khi làm đơn xin nghỉ việc ở cơ quan nhà nước, nếu cơ quan đó áp dụng mẫu nghỉ việc chung thì cá nhân thường sử dụng mẫu đó. Đối với những cơ quan không áp dụng mẫu văn bản hành chính cho đơn xin nghỉ việc thì cá nhân viết đơn xin nghỉ việc giống như mẫu đơn xin nghỉ việc thông thường.
Sau đây mời bạn xem và tham khảo về mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức nhà nước:
Hướng dẫn cách viết Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức nhà nước
Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức cũng giống như các mẫu đơn xin nghỉ việc thông thường, Các bạn cần trình bày rõ các thông tin cá nhân, lý do xin nghỉ việc, thời gian xin nghỉ việc chính thức cùng các nội dung cam đoan về việc bàn giao tài sản, công việc và dụng cụ làm việc cho cơ quan để nhận được sự đồng ý của cấp trên.
Nội dung của mẫu đơn cần đảm bảo đầy đủ các phần từ nội dung đến thể thức theo quy định của văn bản hành chính. Những nội dung cần phải có trong mẫu đơn xin nghỉ việc của cơ quan nhà nước như sau:
– Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn, tên đơn.
– Phần nội dung gồm
+ Các thông tin cá nhân: họ và tên cá nhân, chức vụ đang nắm giữ, địa chỉ cơ quan đang làm việc hiện tại
+ Lý do xin nghỉ việc là phần quan trọng nên cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu. Một số lý do có thể sử dụng và được lãnh đạo chấp thuận như bản thân không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực còn yếu kém không đáp ứng được công việc được giao; Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ.
+ Thời gian xin nghỉ: người làm đơn cần ghi chính xác thời gian muốn xin nghỉ chính thức của mình để cơ quan nắm được và có sự thay thế nhân sự cho phù hợp.
+ Nội dung bàn giao công việc: cần ghi rõ ràng những công việc, tài sản của cơ sở tại nơi mình làm việc để tránh những khúc mắc sau này.
⭐⭐⭐⭐⭐ Cùng tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc trước thời hạn
Câu hỏi thường gặp:
So với các đối tượng lao động khác, cán bộ, công chức có những đặc trưng cơ bản là:
– Cán bộ, công chức phải là công dân Việt Nam thiết lập quan hệ lao động với Nhà nước thông qua chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu hay cử. Họ làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Cán bộ, công chức bao giờ cũng là người thực hiện một công vụ, nhiệm vụ nào đó của Nhà nước. Họ phải gánh vác một nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước và do vậy họ cũng được trao những quyền hạn nhất định để hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong quá trình thực hiện công vụ, nhiệm vụ, cán bộ, công chức chỉ được hành động trong phạm vi quyền hạn được giao.
– Hoạt động thi hành công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mà đó là những hoạt động để thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói chung.
– Cán bộ, công chức là đối tượng lao động đặc biệt. Họ thực thi quyền lực nhà nước trên ba mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó, quy chế pháp lý điều chỉnh đối với cán bộ, công chức được xác định theo Luật Hành chính.
– Cán bộ, công chức được hưởng lương và các chế độ đãi ngộ khác do ngân sách nhà nước chi trả.
Như vậy, cán bộ, công chức là những người có quan hệ lao động với Nhà nước.
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
– Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
– Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
– Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
– Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
– Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
– Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
– Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
– Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
✅ Mẫu đơn: | 📝 Xin nghỉ việc của cán bộ công chức nhà nước |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |