Trên thực tế, có nhiều thủ tục hành chính yêu cầu cá nhân phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về một vấn đề nào đó. Do đó, người dân cần nắm rõ cách soạn thảo giấy xác nhận nộp cho phường để đảm bảo việc chứng nhận, xác thực của chính quyền địa phương được diễn ra nhanh chóng và chính xác. Vậy theo quy định của pháp luật, cách viết mẫu giấy xác nhận của phường hiện nay như thế nào? Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách soạn thảo chi tiết thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Đơn xin xác nhận, đánh giá của phường là mẫu dơn được soạn thảo bởi cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền địa phương để xin xác nhận đánh giá trong một số trường hợp như: xin xác nhận tạm trú, xin xác nhận nhân thân,… Hãy cùng tham khảo mẫu giấy xác nhận của phường sau đây của chúng tôi để nắm rõ cách viết hơn nhé:
Tải về/Download
Download Mẫu giấy xác nhận của phường file word
Download Mẫu giấy xác nhận của phường file pdf
Hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận của phường
Đơn xin xác nhận của địa phương là một loại giấy tờ cần được xác thực về mặt pháp lý yếu tố xác thực của giấy này chính là con dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi có thẩm quyền xác thực các yếu tố cho một cá nhân. Khi được xác nhận bởi địa phương thì chắc chắn rằng một văn bản của cá nhân sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Trong rất nhiều trường hợp đòi hỏi cá nhân cần phải gửi kèm theo mẫu đơn xin xác nhận của địa phương để được chấp thuận cho một mục đích nào đó.
Đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương là mẫu dơn được soạn thảo bởi cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền địa phương (Ủy ban nhân dân, Công an phường/xã /thị trấn,…) để xin xác nhận đánh giá trong một số trường hợp như: xin xác nhận tạm trú, xin xác nhận nhân thân,… Đơn xin đánh giá, xác nhận của địa phương là một văn bản pháp lý được công nhận bởi pháp luật.
– Phần kính gửi: Ghi thông tin của UBND (xã, phường, thị trấn), Công an (xã, phường, thị trấn),…Cơ quan có thẩm quyền khác nơi gửi đơn xin xác nhận
– Phần thông tin của người xin xác nhận:
– Mục họ tên: Ghi đầy đủ họ, tên đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu
– Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
– Thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
(1) Nêu rõ nơi ở mà khách hàng đã đăng ký với cơ quan công an và hiện tại vẫn đang sinh sống và làm việc tại đó. Ví dụ: 123/45 đường ABC, khu phố 1, phường XYZ, quận D, thành phố H.
(2) Nêu rõ lý do để xin xác nhận. Ví dụ: Bổ sung hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn.
– Mục “Nghề nghiệp”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
– Nơi công tác: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
– Nội dung đơn sẽ trình bày tóm tắt về sự việc cần phải xin xác nhận; cần lưu ý trong phần trình bày nội dung của sự việc cần phải trình bày chính xác, ngắn gọn về sự việc cần xác nhận. Tránh việc trình bày lan man, dài dòng.
– Sau đó người viết đơn sẽ ký tên và có chữ ký của những người làm chứng về sự việc đó và xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Những lưu ý khi viết mẫu giấy xác nhận của phường
Có rất nhiều trường hợp mà cá nhân sẽ cần phải xin đơn xin xác nhận của địa phương ví dụ như khi cần xác nhận dân sự, cần xác nhận tạm trú, xác nhận độc thân, xác nhận về cư trú, xác nhận về nhân thân,… Khi đó cá nhân sẽ cần phải xin mẫu đơn xin xác nhận của địa phương cư trú khi thực hiện các thủ tục nhất định. Ở mỗi trường hợp này thì đơn xin xác nhận của địa phương sẽ thể hiện những mục đích riêng và có những cách thức viết khác nhau. Đơn xin đánh giá, xác nhận của địa phương là một văn bản pháp lý được công nhận bởi pháp luật.
Khi viết mẫu đơn xin xác nhận của địa phương cư trú sẽ cần phải chú ý tất cả các vấn đề về cách trình bày. Tùy theo những mục đích khác nhau thì đơn xin xác nhận của địa phương cư trú sẽ nêu lý do khác nhau, tuy nhiên khi viết đơn này sẽ cần có những nội dung sau:
- Phần quốc hiệu và tiêu ngữ là một phần không thể thiếu trong đơn xin xác nhận địa phương cư trú;
- Tên của đơn: tùy thuộc vào nội dung và mục đích của đơn thì sẽ ghi cụ thể tên đơn ví dụ như đơn xin xác nhận dân sự; đơn xin xác nhận tạm trú;…
- Phần kính gửi: ở phần này sẽ kính gửi tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết;
- Thông tin của cá nhân viết đơn xin xác nhận của địa phương cư trú như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, dân tộc, địa chỉ thường trú, nơi công tác, số chứng minh nhân dân;…
- Ghi rõ họ, chữ đệm, tên của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã hoặc viên chức lãnh sự được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết.
- Ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Câu hỏi thường gặp
Khi được xác nhận bởi địa phương thì chắc chắn rằng một văn bản của cá nhân sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Trong rất nhiều trường hợp đòi hỏi cá nhân cần phải gửi kèm theo mẫu đơn xin xác nhận của địa phương để được chấp thuận cho một mục đích nào đó.
Khi được xác nhận bởi UBND xã, giấy tờ này sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Đơn xin xác nhận của UBND xã được sử dụng trong nhiều trường hợp như:
– Xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Xác nhận cư trú;
– Xác nhận về đất đai, nhà ở…
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Photo CMND có công chứng (mang bản gốc đi đối chiếu)
– Photo Sổ hộ khẩu có công chứng
– Hợp đồng thuê nhà/ở nhờ
– Đơn xin xác nhận tạm trú
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu
– Bản khai nhân khẩu
✅ Mẫu giấy xác nhận: | 📝 Của phường |
✅ Định dạng: | 📄 File Word, File PDF |
✅ Số lượng file: | 📂 2 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1500 |