Trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hay một tổ chức bất kỳ, việc người lao động nghỉ việc không còn là vấn đề hiếm gặp. Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, nghỉ việc hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quyền cơ bản của người lao động. Trên thực tế, trong công ty, khi có mong muốn, nhu cầu nghỉ việc, người lao động thường sẽ gửi đơn xin nghỉ việc đến ban quản lý công ty. Vậy, mẫu đơn xin nghỉ việc tại công ty hiện nay như thế nào? Hãy cùng với Biểu mẫu luật tìm hiểu nhé.
Đơn xin nghỉ việc tại công ty là gì?
Đơn xin nghỉ việc tại công ty là gì? Nghỉ việc là hành động của một người chấm dứt công việc hoặc ngừng làm việc cho một công ty hoặc tổ chức nào đó. Về mặt pháp lý, nghỉ việc được hiểu là việc người lao động đơn phương chấm dứt chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Người lao động nghỉ việc tại công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau như: người lao động muốn tìm một cơ hội mới, thay đổi ngành nghề, hoặc để nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc đủ. Thông thường, trong các công ty, khi người lao động nghỉ việc sẽ thông báo cho công ty bằng cách đệ trình đơn xin nghỉ việc hoặc thông qua cuộc trò chuyện với nhà quản lý.
Như vậy, đơn xin nghỉ việc là một tài liệu mà nhân viên gửi đến công ty để thông báo về ý định nghỉ việc. Đơn này thường gồm các thông tin như tên, chức vụ, ngày nghỉ việc dự kiến, lý do nghỉ việc, và bất kỳ thông tin khác mà công ty yêu cầu.
Mẫu đơn xin nghỉ việc tại công ty
Đơn xin nghỉ việc là một phần quan trọng trong quá trình chấm dứt một công việc. Đây là cách bạn thông báo cho nhà tuyển dụng, người quản lý, và các cơ quan liên quan rằng bạn muốn chấm dứt quan hệ lao động giữa bạn và công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động vẫn còn lúng túng khi đặt bút viết đơn xin nghỉ việc tại công ty vì nhiều lý do khác nhau như: chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa biết trình bày như thế nào để lá đơn có cấu trúc rõ ràng, khoa học, …. Do đó, bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc tại công ty dưới đây của Biểu mẫu luật:
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc
Giống như những loại đơn hành chính khác, đơn xin nghỉ việc tại công ty cũng phải có cấu trúc 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết đơn. Bên cạnh đó, đơn xin nghỉ việc tại công ty phải thể hiện được những nội dung cơ bản như: ngày làm đơn, người nhận đơn, người làm đơn và cuối cùng là lý do xin nghỉ việc. Cách viết đơn xin nghỉ việc như sau:
Thứ nhất, phần mở đầu đơn xin nghỉ việc:
– Quốc hiệu: ghi trên văn bản là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
– Tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” là chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
– Địa điểm và thời gian viết đơn.
– Cuối cùng là tên của văn bản ghi “ ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn.
Thứ hai, phần nội dung của đơn xin nghỉ việc
Đây là phần nội dung chính của đơn xin nghỉ việc. Khi viết nội dung của đơn xin nghỉ việc, bạn cần trình bày đầy đủ các nội dung theo thứ tự sau:
– Nơi/ người nhận đơn: ghi các bộ phận/người có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc.
– Thông tin về bản thân: Bao gồm các thông tin như: Họ và tên, chức vụ và bộ phận đang làm việc.
– Trình bày nguyện vọng xin nghỉ việc và ghi rõ lý do xin nghỉ việc ngắn gọn;
– Ghi rõ thời gian bàn giao công việc và thời gian mong muốn được nghỉ việc;
– Ghi bàn giao công việc cho ai/ làm chức vụ gì;
– Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao;
– Lời cảm ơn và mong muốn đạt được nguyện vọng.
Tùy vào tình hình thực tế, nội dung hoặc thứ tự các nội dung của đơn nghỉ việc có thể tùy biến hoặc đơn giản hóa. Tuy nhiên, phần thời gian xin nghỉ và lý do xin nghỉ thì bắt buộc phải có và phải được ghi cụ thể.
Thứ ba, phần kết của đơn xin nghỉ việc:
Phần cuối cùng để hoàn thiện đơn xin nghỉ việc là mục ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận duyệt đơn và mục ghi ý kiến (nếu có).
Người lao động cần nộp đơn xin nghỉ việc trước bao lâu?
Như trên đã phân tích, nghỉ việc là việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền nghỉ việc trong bất cứ trường hợp nào. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho phía công ty, tránh trường hợp người lao động nghỉ đột xuất, bừa bãi làm ảnh hưởng đến hệ thống nhân sự và năng suất làm việc của công ty. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ việc, người lao động cần nộp đơn xin nghỉ việc trước một khoảng thời gian như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Mời bạn xem thêm:
- Tải mẫu đơn xin nghỉ việc trước 45 ngày PDF/DOCx
- Download mẫu đơn xin nghỉ việc của bảo vệ PDF/DOCx (word)
- Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân
- Mẫu đơn xin nghỉ việc tại cơ quan nhà nước
- Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức nhà nước
- Mẫu đơn xin nghỉ việc lái xe
- Mẫu đơn xin nghỉ việc do phải điều trị bệnh
- Mẫu đơn xin nghỉ việc tại ngân hàng
- Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương của giáo viên
- Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
- Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho công nhân
- Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương
- Mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương
- Mẫu đơn xin nghỉ việc công an viên
- Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ xã
- Mẫu đơn xin nghỉ việc tại Uỷ ban nhân dân xã
- Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên
- Mẫu đơn xin nghỉ việc của viên chức
- Mẫu đơn xin nghỉ việc ngành y tế
- Mẫu đơn xin nghỉ việc trước thời hạn
Trên đây là giải đáp của Biểu mẫu luật về “Mẫu đơn xin nghỉ việc tại công ty” . Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
“a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động xin nghỉ việc (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) theo quy định pháp luật (tuân thủ thời hạn báo trước khi nghỉ việc) thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian làm việc thường xuyên, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019.
Mẫu đơn: | Xin nghỉ việc tại công ty |
Định dạng: | PDF/DOCx (Word) |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1700 |