Hiện nay, bộ máy nhà nước bao gồm 03 hệ thống cơ quan được tổ chức từ trung ương đến địa phương gồm: cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp. Trong đó, cơ quan nhà nước tại địa phương là những cơ quan gần gũi với người dân nhất, những cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ quản lý các hoạt động của địa phương theo thẩm quyền của mình. Trong đó, việc người dân yêu cầu, đề nghị chính quyền địa phương xác nhận một vấn đề gì đó là một trong những thủ tục phổ biến hiện nay. Vậy, chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? Giấy xác nhận của chính quyền địa phương bao gồm những nội dung gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé!
Chính quyền địa phương bao gồm những cơ quan nào?
Theo cách hiểu của đại đa số người dân, chính quyền địa phương là thuật ngữ nhằm chỉ các cơ quan nhà nước được tổ chức tại địa phương, thường là đề cập tới các cơ quan cấp xã và chủ yếu là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã. Về mặt pháp luật, theo quy định tại Hiến pháp 2013, chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân tại địa phương và Ủy ban nhân dân tại địa phương.
Trong bài viết này, thuật ngữ chính quyền địa phương được sử dụng theo cách hiểu phổ biến hiện nay bao gồm những cơ quan nhà nước cấp xã.
Những loại giấy xác nhận của chính quyền địa phương phổ biến hiện nay
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương là một tài liệu chứng nhận mà chính quyền địa phương cung cấp để xác nhận, công nhận một/ một số thông tin, sự kiện nào đó có thực trên thực tế. Trên thực tế, giấy xác nhận của chính quyền địa phương khá đa dạng với nhiều nội dung khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng cá nhân, tổ chức. Có thể kể đến một số loại giấy xác nhận sau đây:
Thứ nhất, giấy xác nhận của UBND cấp xã:
- Giấy xác nhận quan hệ nhân thân, quan hệ vợ chồng, quan hệ huyết thống;
- Giấy xác nhận độc thân (Có mẫu theo quy định), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy xác nhận là người nuôi dưỡng trực tiếp, …
Thứ hai, giấy xác nhận của Công an xã
- Giấy xác nhận cư trú;
- Giấy xác nhận quê quán;
- Giấy xác nhận hộ gia đình, …
Mẫu giấy xác nhận của chính quyền địa phương
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương là loại văn bản hành chính khá thông dụng. Trên thực tế hiện nay, giấy xác nhận của chính quyền địa phương vẫn chưa có mẫu thống nhất. Do đó, cách trình bày về bố cục và nội dung của mỗi cá nhân sẽ có phần khác nhau. Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc mẫu giấy xác nhận của chính quyền địa phương cơ bản hiện nay, bạn có thể tải về và sử dụng khi cần thiết:
Cách viết giấy xác nhận của chính quyền địa phương
Tương tự những những loại văn bản hành chính khác, giấy xác nhận địa phương phải đảm bảo cấu trúc 03 phần là: phần mở đầu (quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm đơn, cuối cùng là tên đơn), phần nội dung (thông tin cá nhân, nội dung yêu cầu xác nhận, lý do yêu cầu xác nhận), phần kết đơn (lời cảm ơn, chữ ký của cá nhân và lời xác nhận của cơ quan có thẩm quyền). Ngoài ra, khi viết giấy xác nhận của chính quyền địa phương, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
– Định dạng đơn: Đảm bảo đơn của bạn được viết theo đúng định dạng và cấu trúc tiêu chuẩn. Trong trường hợp địa phương bạn có ban hành mẫu đơn thống nhất thì bạn có thể sử dụng mẫu đơn của địa phương.
– Thông tin cá nhân: Đảm bảo rằng tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin cá nhân khác của bạn được cung cấp một cách rõ ràng và chính xác. Điều này giúp chính quyền có thể liên hệ và xác nhận thông tin một cách dễ dàng.
– Nội dung đơn: Trình bày một cách rõ ràng và ngắn gọn mục đích của đơn xin xác nhận. Nêu rõ lý do bạn cần xác nhận từ phía chính quyền địa phương và những thông tin cần có trong xác nhận.
– Ký tên và ngày tháng: Đơn xin xác nhận cần được ký tên và ghi rõ ngày tháng viết đơn.
Mời bạn xem thêm:
- Tải mẫu giấy xác nhận là người địa phương PDF.DOCx
- Mẫu giấy xác nhận sinh hoạt hè tại địa phương.DOCx (word)
- Mẫu giấy xác nhận của địa phương
- Mẫu giấy xác nhận thường trú tại địa phương
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy xác nhận của chính quyền địa phương Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian xin xác nhận của chính quyền địa phương sẽ khác nhau tùy thuộc vào nội dung xin xác nhận. Đối với những nội dung xác nhận như: xác nhận cư trú, xác nhận quê quán, … thì thời gian giải quyết không qua lâu, thường là trong ngày hoặc từ 03 – 05 ngày. Tuy nhiên, đối với một số nội dung xác nhận cần có thời gian xác minh như: xác nhận quan hệ nhân thân, xác nhận chung sống như vợ chồng, xác nhận độc thân, .. thì thời gian có thể kéo dài hơn.
Hồ sơ xin xác nhận của chính quyền địa phương về cơ bản bao gồm:
– Giấy tờ tùy thân của cá nhân (người yêu cầu xin xác nhận) (Bản chính/ Bản sao);
– Giấy ủy quyền (nếu có);
– Giấy tờ chứng minh cho yêu cầu xác nhận.
Mẫu giấy xác nhận: | Của chính quyền địa phương |
Định dạng: | File Word/PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1530 |