Đăng ký khai sinh cho trẻ là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ, việc đăng ký khai sinh cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý hành chính về dân cư cũng như giấy khai sinh đóng vai trò rất quan trọng khi đây là giấy tờ gốc của cá nhân. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ thì cần phải có Giấy chứng sinh của cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ khác thay thế giấy chứng sinh, trong đó có giấy xác nhận của người làm chứng việc sinh. Vậy thì “Mẫu giấy xác nhận của người làm chứng việc sinh” có nội dung như thế nào?. Hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu ngay nhé.
Quy định đăng ký khai sinh cho trẻ
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài bao gồm:
– Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu làm giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
+ Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
– Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
+ Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Thủ tục làm giấy khai sinh
– Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.
⭐⭐⭐⭐⭐ Xem thêm: Bản sao giấy khai sinh photo công chứng được không?
Giấy tờ thay thế giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh
Giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng do Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cấp để xác nhận sự ra đời của một con người. Đồng thời, giấy chứng sinh là mọt trong những căn cứ, giấy tờ để thực hiện khai sinh theo quy định của Luật Hộ tịch.
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về các loại Giấy tờ thay thế giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh như sau:
“Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.”
Do đó, trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh, nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Tải về Mẫu giấy xác nhận của người làm chứng việc sinh
Theo quy định của Luật Hộ tịch hiện hành thì người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch, trường hợp không có giấy chứng sinh thì vẫn được thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh khi có các loại giấy tờ thay thế cho giấy chứng sinh theo quy ddihnj của pháp luật, trong đó có giấy xác nhận của người làm chứng việc sinh.
Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về giấy xác nhận của người làm chứng việc sinh dưới đây mà chúng tôi cung cấp nhé.
File PDF – Mẫu giấy xác nhận của người làm chứng việc sinh:
File Word – Mẫu giấy xác nhận của người làm chứng việc sinh:
⭐⭐⭐⭐⭐ Xem thêm: Làm giấy khai sinh ở nơi tạm trú được không?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung trên như sau:
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Do đó, trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Thứ nhất, vai trò của đăng ký khai sinh đối với việc quản lý nhà nước. Nhà nước đăng ký khai sinh cho công dân là để Nhà nước quản lý về mặt pháp lý từng người dân, qua đó quản lý toàn bộ dân cư trong cả nước, nắm bắt được biến động tự nhiên về dân cư. Nhà nước quản lý con người, thống kê được dân số, tình hình tăng dân số giúp Nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Qua đó, Nhà nước có cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Mặt khác công tác đăng ký khai sinh là ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của một cá nhân, là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân, từ đó phát sinh trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của người dân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Thứ hai, vai trò của đăng ký khai sinh đối với công dân Đăng ký khai sinh là quyền của công dân được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Đăng ký khai sinh có vai trò, ý nghĩa là sự ghi nhận về mặt pháp lý tình trạng nhân thân của một người được sinh ra , thông qua đăng ký khai sinh, cá nhân được cấp Giấy khai sinh, là cơ sở xác định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình, là một trong những chứng cứ pháp lý tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước và công dân và có giá chứng minh đôi với các mối quan hệ khác trong xã hội vì dụ như truy nhận cha, mẹ con, thửa kề di sản, học tập… Đăng ký khai sinh cho một cá nhân là cơ sở đầu tiên để có nhân để trở thành công dân một quốc gia, lạm phát sinh quyền của mình, công dân thực hiện được quyền của mình được Nhà nước ghi nhận và là cơ sở để được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thẩm quyền đăng kí khai sinh được quy định trong luật hộ tịch 2014 như sau:
” Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”
Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài thì sẽ do ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo quy đinh sau:
” Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.”
Theo đó hiện nay có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con ở cả nơi người cha cư trú hoặc nơi người mẹ cư trú, như vậy đối với trường hợp mà sau khi kết hôn mà người vợ chưa chuyển khẩu về nhà chồng thì vẫn có thể đăng ký khai sinh ở nơi đăng ký thường trú của người chồng.
✅ Mẫu giấy xác nhận: | 📝 Của người làm chứng việc sinh |
✅ Định dạng: | 📄 File Word. File PDF |
✅ Số lượng file: | 📂 2 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1500 |