Không phải ai cũng may mắn có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và viên mãn khi lập gia đình. Khi đó, để giải thoát cho cuộc hôn nhân đã rơi vào bế tắc, các cặp vợ chồng có thể cùng nhau thoả thuận đi đến quyết định ly hôn hoặc đơn phương nộp hồ sơ yêu cầu cơ quan toà án có thẩm quyền giải quyết. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định của pháp luật về hôn nhân hiện nay, vợ chồng khi làm thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ ly hôn ở đâu? Quy trình ly hôn được tiến hành như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Biểu mẫu Luật làm rõ thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân gia đình năm 2014
Ly hôn cần những giấy tờ gì?
Tùy theo từng trường hợp mà hồ sơ yêu cầu ly hôn vì gồm những giấy tờ sau đây:
Hồ sơ thuận tình ly hôn
Khi vợ chồng muốn giải quyết ly hôn theo hình thức ly hôn thuận tình cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm tất cả những giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn theo Mẫu số 01-VDS được ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
- 01 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- 01 bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.
- 01 bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng.
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký xe…
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đơn phương ly hôn
Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn xin ly hôn đơn phương theo Mẫu số 23-DS được ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của vợ, chồng.
- Bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu của vợ chồng.
- Bản sao giấy khai sinh của các con có công chứng, chứng thực.
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm…
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Tải xuống mẫu đơn ly hôn
Bạn có thể tham khảo và Tải xuống mẫu đơn ly hôn thuận tình tại đây:
Bạn có thể tham khảo và Tải xuống mẫu đơn ly hôn đơn phương tại đây:
Nộp hồ sơ ly hôn ở đâu?
Đơn phương ly hôn:
- Nếu không có yếu tố nước ngoài:
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận. (điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
- Nếu có yếu tố nước ngoài:
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
Lưu ý: Đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Thuận tình ly hôn:
- Nếu vợ hoặc chồng ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
- Nếu vợ hoặc chồng đều ở Việt Nam, không cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
- Nếu vợ hoặc chồng là công dân của các nước có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc,.. thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng là người Việt Nam cư trú, làm việc.
Quy trình ly hôn được tiến hành như thế nào?
Thủ tục yêu cầu ly hôn vì chồng vô tâm sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Quy trình thuận tình ly hôn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những giấy tờ chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo quy định, việc nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là một trong những việc hai vợ chồng có thể thỏa thuận. Khi đó, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.
Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí
Căn cứ thông báo của Tòa án sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Bước 5: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Bước 6: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Quy trình đơn phương ly hôn
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những giấy tờ chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
Bước 3: Tòa án xem xét đơn và thụ lý giải quyết
- Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
- Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Bước 4: Mở phiên tòa giải quyết
Thời gian Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn tại cấp sơ thẩm có thể kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn.
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Ly hôn cần những giấy tờ gì?”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, pháp luật cũng có quy định nào về việc ly thân hay yêu cầu phải ly thân trước khi ly hôn. Do đó, không bắt buộc phải ly thân trước khi ly hôn.
Theo quy định, sau khi ly hôn, nếu hai vợ chồng vẫn có nợ chung thì bắt buộc cả hai người cùng phải thực hiện việc trả nợ. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ sau:
– Do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba;
– Do Tòa án quyết định nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau. Lúc này, trong đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình), một trong hai người có thể yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Như vậy, người vợ hoàn toàn có thể yêu cầu ly hôn khi chồng vô tâm bỏ đi khỏi nơi cư trú và bị Tòa tuyên bố mất tích.
✅ Chủ đề: | ⭐ Ly hôn |
✅ Nội dung: | ⭐ Ly hôn cần những giấy tờ gì? |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 12/04/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 12/04/2023 |