Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Dù là vì lí do nào thì khi đưa nhau ra tòa ly hôn, hầu hết các cặp vợ chồng đều cảm rất khó khăn để gặp gỡ và đối thoại với người bạn đời của mình. Tuy nhiên, pháp luật nước ta vẫn khuyến khích các cặp đôi nên tiến hành hòa giải với nhau trước khi quyết định đường ai nấy đi. Vậy cụ thể pháp luật hiện hành quy định các cặp vợ chồng khi ly hôn hòa giải mấy lần? Thủ tục hòa giải tại tòa án trong các vụ ly hôn được thực hiện như thế nào? Sau đây, Biểu mẫu Luật sẽ làm rõ những vấn đề này và cung cấp những thông tin liên quan cho quý bạn đọc. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Quan hệ hôn nhân và gia đình nếu được xác lập dựa theo quy định của pháp luật thì được tôn trọng và bảo vệ.
Quan hệ vợ chồng là điểm mấu chốt để duy trì một gia đình hạnh phúc, trọn vẹn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Do đó, khi đứng trước nguy cơ bị chấm dứt thì cần phải kịp thời hòa giải.
Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng nêu rõ: Khuyến khích hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu xin ly hôn.
Trong đó, cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013). Người được lựa chọn có thể là người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư.
Như vậy, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Ly hôn hòa giải mấy lần?
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể số lần hòa giải.
Tuy nhiên, dựa vào từng vụ việc cụ thể mà Thẩm phán sẽ tổ chức hòa giải.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn
Hoà giải ly hôn thuận tình có thể được tổ chức từ 1 – 2 lần triệu tập hợp lệ 2 bên đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ hai bên lên trao đổi, thống nhất ý kiến:
Triệu tập hợp lệ lần 1:
Nếu trường hợp 2 bên đương sự đều không có mặt ở lần hoà giải triệu tập lần 1 thì Tòa sẽ coi như 2 bên từ bỏ việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu.
Nếu trường hợp 1 bên vắng mặt trong phiên triệu tập hợp lệ lần 1 mà có lý do chính đáng thì Tòa sẽ hoãn phiên hòa giải và giải quyết vụ việc.
Triệu tập hợp lệ lần 2:
Trong lần này hai bên bắt buộc phải có mặt để thảo luận trao đổi ý kiến đã thoả thuận nếu 1 bên tiếp tục vắng mặt thì Tòa sẽ coi đây là vụ việc không tiến hành hòa giải được và đưa vụ việc vào xét xử nếu có ý kiến bên còn lại vẫn muốn tiếp tục ly hôn.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về số lần tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn cũng như thời gian giữa các phiên hòa giải.
Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết, thông thường Tòa án sẽ tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, ngoại trừ các trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Theo quy định trên, khi rơi vào các trường hợp không hòa giải được tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán không tiến hành hòa giải.
Thủ tục hòa giải tại tòa án trong các vụ ly hôn
Trong các vụ án ly hôn, thông thường thủ tục hòa giải gồm các bước sau:
Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự; Phân tích kết quả của việc nếu hai vợ chồng đoàn tụ;
Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu, căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có);
Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề hai vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
- Bước 4: Tòa án lập biên bản và ra các quyết định: Công nhận sự thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử…
Trên đây là tư vấn của Biểu mẫu Luật về nội dung “Ly hôn hòa giải mấy lần?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Hoà giải ly hôn thuận tình có thể được tổ chức từ 1 – 2 lần triệu tập hợp lệ 2 bên đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ hai bên lên trao đổi, thống nhất ý kiến:
Triệu tập hợp lệ lần 1:
– Nếu trường hợp 2 bên đương sự đều không có mặt ở lần hoà giải triệu tập lần 1 thì Tòa sẽ coi như 2 bên từ bỏ việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu.
– Nếu trường hợp 1 bên vắng mặt trong phiên triệu tập hợp lệ lần 1 mà có lý do chính đáng thì Tòa sẽ hoãn phiên hòa giải và giải quyết vụ việc.
Triệu tập hợp lệ lần 2: Trong lần này hai bên bắt buộc phải có mặt để thảo luận trao đổi ý kiến đã thoả thuận nếu 1 bên tiếp tục vắng mặt thì Tòa sẽ coi đây là vụ việc không tiến hành hòa giải được và đưa vụ việc vào xét xử nếu có ý kiến bên còn lại vẫn muốn tiếp tục ly hôn.
Trong hôn nhân, gia đình, khi hòa giải một vụ ly hôn, cần phải dựa vào các nguyên tắc:
– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng;
– Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, buộc vợ, chồng phải hòa giải mà không theo ý nguyện của họ;
– Nội dung thỏa thuận trong hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015:
– Khi hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.