Nhiều người sau khi ly hôn nhận thấy con không được hưởng các quyền, lợi ích tốt nhất hoặc nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình về quyền nuôi con bị xâm phạm có thể làm đơn khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, cha/mẹ có thể nộp đơn khởi giành quyền nuôi con lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hãy xem và tải xuống Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Ai được quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn?
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con cái.
Trường hợp vợ chồng không đi đến thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc sau đây:
– Căn cứ vào quyền lợi, lịch ích về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mà người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ đã có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu việc nuôi con cần phải chứng minh nhiều yếu tố, trong đó quan trọng bao gồm:
– Khả năng về mặt tài chính, kinh tế để nuôi dưỡng con
– Môi trường giáo dục và nuôi dưỡng tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển của con
– Tư cách đạo đức, lối sống của người trực tiếp nuôi dưỡng
– Các yếu tố khác tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp lên việc nuôi dạy trẻ. (Ví dụ: trẻ thân thiết với bố hay mẹ hơn? Ai là người thường xuyên chăm sóc và gần gũi với con hơn? Hoặc con đến tuổi dậy thì nên ở với mẹ để chuẩn bị tốt về sự thay đổi mặt tâm lý và sinh lý….)
❓❓❓❓❓ Giải đáp thắc mắc Những trường hợp nào mẹ không được quyền nuôi con
Làm thế nào để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?
Khi muốn giành lại quyền trực tiếp nuôi con thì cha/mẹ (người không trực tiếp nuôi con) có thể nộp đơn khởi kiện giành quyền nuôi con đến Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài) nơi người đang trực tiếp nuôi con cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.
Hồ sơ khởi kiện quyền nuôi con bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Đơn khởi kiện về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
– Bản án ly hôn (đối với trường hợp vợ chồng ly hôn đơn phương) hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (đối với trường hợp vợ chồng ly hôn thuận tình);
– Bảo sao giấy khai sinh của con;
– Bản sao CMND hoặc CCCD của người khởi kiện;
– Các tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh có căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ có thông báo để người khởi kiện tiến hành nộp tạm ứng án phí. Khi đó người khởi kiện cần tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Sau khi nhận được biên lai tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.
Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
Hướng dẫn làm đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
Ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn khởi kiện;
Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú: Điền tên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú.
Thông tin của người khởi kiện. Ghi rõ tên, địa chỉ và nơi làm việc của nguyên đơn. Trường hợp các bên có thỏa thuận địa chỉ để tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ
Thông tin của người bị khởi kiện: Ghi rõ tên, địa chỉ và nơi làm việc của bị đơn. Trường hợp các bên có thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ
Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện đã bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể cần yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện. Cụ thể, tóm tắt nội dung vụ việc: hai vợ chồng đã ly hôn tại Bản án nào, lý do làm đơn. Liệt kê đầy đủ danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).
Cam kết của người làm đơn khởi kiện về tính trung thực và chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin sai sự thật.
Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên.
Lưu ý ghi đầy đủ nội dung và chi tiết những nội dung cần thiết để người tiếp nhận đơn dễ dàng nắm bắt được thông tin.
Trên đây là “Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con” của Biểu mẫu luật. Hy vọng giúp ích cho bạn trong quá trình làm đơn khởi kiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức sau đây:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là hoàn toàn có thể được và được thực hiện khi có quyết định của Tòa án về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu con đã đủ 07 tuổi trở lên thì trước khi quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, Tòa án sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con về vấn đề này.
✅ Mẫu đơn: | 📝 Khởi kiện giành quyền nuôi con |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Sốc lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2900 |