Trong thời đại hiện nay, việc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, liệu có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông hay không, và nếu có, thì mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông mới nhất được quy định như thế nào? Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền xử lý vi phạm giao thông, mời bạn đọc tham khảo và tải xuống mẫu đơn!
Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Theo quy định Tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định như sau:
Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
Như vậy khi vi phạm giao thông tùy từng trường hợp cụ thể sẽ nộp phạt tại chỗ trực tiếp đối với những trường hợp vi phạm có thể nộp phạt tại chỗ theo quy định hoặc nộp vào Kho bạc nhà nước, nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích như bưu điện.
🔗🔗🔗🔗🔗Tham khảo thêm: Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông
Có được ủy quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông thay được không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, có thể nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông cho mình.
Cần lưu ý khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng.
Trong văn bản ủy quyền cần ghi cụ thể thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền và cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;
– Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
– Bản sao chứng thực Giấy CMND/CCCD của người ủy quyền;
– Bản chính CMND/CCCD của người được ủy quyền.
🔗🔗🔗🔗🔗 Có thể bạn cần tải xuống Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông
Mẫu giấy ủy quyền xử lý vi phạm giao thông
Trên đây là nội dung về “Mẫu giấy ủy quyền xử lý vi phạm giao thông ” mà bieumauluat gửi đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2013/TT-BTC, khi nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt với Kho bạc Nhà nước nơi đến nộp phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt và phải nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.
Như vậy, khi đi nộp phạt vi phạm giao thông cần giấy tờ: quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì nếu quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tại mục trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Theo đó, số tiền lãi = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm nộp).
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | 📝 Xử lý vi phạm giao thông |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |