Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp muốn xác định và nhận cha mẹ con, việc nhận cha mẹ con này là quyền của mỗi công dân và đã được ghi nhận và cụ thể hóa qua các quy định cụ thể của pháp luật. Khi người dân muốn thực hiện thủ tục xác định và nhận cha mẹ con thì cần phải thực hiện theo đúng các trình tự thủ tục mà pháp luật đã quy định. Để được pháp luật công nhận là cha mẹ con thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ, trong đó có giấy xác nhận con ruột để gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu giấy xác nhận con ruột, hãy tham khảo và tải xuống tại bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Quy định về xác định cha mẹ con
Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết. Theo Luật hộ tịch trường hợp không có tranh chấp, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú. Nếu có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú.
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Cần phải làm thủ tục xác nhận cha mę cho con khi:
+ Xác nhận quan hệ cha, mẹ con khi có tranh chấp
+ Xác nhận quan hệ cha, mẹ, con mà người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết.
+ Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.
+ Nhằm để đảm bảo cho đứa trẻ khi sinh ra là trẻ mồ côi.
⭐⭐⭐⭐⭐ Tải thêm xuống Mẫu đơn xin xác nhận công tác tiếng Anh
Mẫu giấy xác nhận con ruột là gì?
Mẫu giấy xác nhận con ruột là mẫu giấy tờ do cá nhân soạn thảo và gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để yêu cầu xem xét và xác nhận một hoặc một số người là con ruột của một cá nhân nhất định nào đó.
Đối tượng viết đơn thường là cha mẹ ruột nhưng có con bị thất lạc, sau này khi nhận ra thì cần tiến hành làm thủ tục để hợp pháp hóa các giấy tờ liên quan. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan chính quyền địa phương có cơ sở nhận định mối quan hệ giữa người làm đơn và người được nhận làm con ruột. Nếu giấy tờ trình bày đầy đủ thông tin thì đương nhiên việc nhận con này sẽ được đồng tình và chấp thuận. Khi một mối quan hệ cha mẹ con ruột được xác nhận, bắt buộc các đối tượng liên quan phải tới cơ quan chính quyền địa phương để làm đơn xác nhận.
Download Mẫu giấy xác nhận con ruột
Dưới đây là “Mẫu giấy xác nhận con ruột” của Biểu mẫu luật. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận con ruột
– Cần trình bày Quốc hiệu và Tiêu ngữ một cách đúng quy chuẩn, căn giữa và viết chữ in hoa dòng Quốc hiệu.
– Kính gửi: Ghi tên
– Ghi đầy đủ những thông tin của người xin xác nhận như sau: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công nhân có kèm theo Ngày cấp và Nơi cấp; Địa chỉ thường trú; Quan hệ với người nhận cha, mẹ, con.
– Sau khi đã có thông tin của các bên liên quan, người làm đơn xác nhận phải trình bày rõ vấn đề một cách cụ thể mối quan hệ này, sau đó bày tỏ nguyện vọng được nhận con ruột để nhập vào hộ khẩu một cách hợp pháp.
– Các cá nhân tham gia xác nhận quan hệ nhân thân phải cam kết những gì cung cấp trong đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân là hoàn toàn chính xác, nếu sai sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Các đối tượng liên quan ký tên và xác nhận, trong đó có Người làm đơn xác nhận (Cha hoặc ), Người được xác nhận (Con ruột) và Uỷ ban nhân dân Phường xác định chữ ký.
Lưu ý:
+ Phải làm rõ mối quan hệ cùng thông tin của những người có liên quan để làm căn cứ rõ ràng nhất cho việc xác nhận;
+ Khi xác nhận cha mẹ con ruột, thì các cá nhân liên quan phải có mặt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn hay quận/huyện để thực hiện thủ tục.
⭐⭐⭐⭐⭐ Tải thêm ngay Mẫu giấy ủy quyền cho vợ mua đất
Thủ tục xác định cha mẹ con
Thủ tục hành chính
Trong trường hợp bên nhận cha, mẹ, con và bên được nhận cha, mẹ, con thống nhất mối quan hệ huyết thống và không có tranh chấp; thì việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo thủ tục hành chính.
Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con do UBND cấp xã thực hiện:
UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Hồ sơ gồm: Tờ khai theo mẫu; Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nêu trên; nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
– Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con do UBND cấp huyện thực hiện:
UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam nơi cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một trong hai bên thường trú tại Việt Nam.
– Hồ sơ: Tờ khai theo mẫu; Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con; Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân trong trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nêu trên; công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục; đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.
– Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
❓❓❓❓❓ Giải đáp thắc mắc Mẫu giấy xác nhận nhân thân đầy đủ nhất
Thủ tục Tư pháp
Người yêu cầu xác định cha, mẹ, con làm hồ sơ khởi kiện yêu cầu toà án xác nhận cha, mẹ, con tới Toà án có thẩm quyền.
Hồ sơ gồm:
+ Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ, con;
+ Bản sao chứng thực giấy tờ nhân thân, sổ hộ khẩu của các bên;
+ Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người được yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con.
Thủ tục giải quyết:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Bước 2: Toà án tiếp nhận và xử lý đơn
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Bước 4: Mở phiên toà xét xử sơ thẩm.
Câu hỏi thường gặp
Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:
– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định
– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
• Cha, mẹ, con, người giám hộ;
• Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,
• Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
• Hội liên hiệp phụ nữ.
– Theo khoản 1 điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
– Theo điều 24 Luật Hộ tịch năm 2014
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Như vậy, trong trường hợp xác định cha, mẹ, con theo nguyên tắc suy đoán pháp lý (không có tranh chấp) như quy định tại điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình thì sẽ áp dụng theo thủ tục hành chính. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Đối với trường hợp có tranh chấp trong xác định quan hệ cha mẹ con thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 2 điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha mẹ con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
✅ Mẫu giấy: | 📝 Xác nhận con ruột |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Sốc lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2300 |