Trong quá trình thực hiện một số thủ tục hành chính nhất định, người dân buộc phải làm thủ tục xin xác nhận của cơ quan chính quyền tại địa phương để xác nhận một số thông tin cơ bản về nhân thân, lý lịch tư pháp, tình trạng hôn nhân,… Khi làm thủ tục này, người dân phải chuẩn bị soạn thảo mẫu đơn trình bày cụ thể những vấn đề cần cơ quan chính quyền xác nhận. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết soạn thảo mẫu giấy xác nhận của địa phương thì đừng lo lắng, sau đây Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách viết biểu mẫu này nhanh chóng và hợp pháp, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra mẫu giấy xác nhận của địa phương để quý độc giả có thể tham khảo trong quá trình soạn thảo nhé:
Tải xuống/download
Hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận của địa phương
Phần kính gửi:
Ghi thông tin của UBND (xã, phường, thị trấn), Công an (xã, phường, thị trấn),…Cơ quan có thẩm quyền khác nơi gửi đơn xin xác nhận
Phần nội dung:
Mục họ tên: Ghi đầy đủ họ, tên đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
Ngoài ra cần có thông tin của người thân là họ tên bố mẹ. Đây là những thông tin cơ bản nhất không được thiếu trong đơn xin giấy xác nhận nhân thân.
Bên cạnh đó cũng cần phải đưa ra lý do thật cụ thể, rõ ràng tại sao muốn xin xác nhận nhân thân để cơ quan thẩm quyền của địa phương có thể nắm bắt được tình hình chính xác và chứng thực đơn. Nếu như không đưa ra được lý do thỏa đáng, thuyết phục thì cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối việc xác thực này.
Thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Mục “Nghề nghiệp”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
Nơi công tác: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
Những lưu ý khi viết mẫu giấy xác nhận của địa phương
Lưu ý khi viết mẫu giấy xác nhận của địa phương phải có đầy đủ các thông tin sau:
- Phần quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn;
- Tên đơn: ĐƠN XIN XÁC NHẬN, tên đơn được viết bằng chữ in hoa có dấu và căn giữ văn bản;
- Phần kính gửi sẽ ghi tên của cơ quan nơi muốn xin xác nhận;
- Thông tin cá nhân của người viết đơn xin xác nhận cư trú gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân ngày tháng năm cấp và nơi cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại để liên lạc,…
- Nêu lý do viết đơn xin xác nhận cư trú: trong nội dung này thì cá nhân cần nêu cụ thể lý do viết đơn xin xác nhận cư trú ví dụ như là để bổ sung hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn,..
- Người viết đơn ký vào đơn xin xác nhận cư trú và xin xác nhận của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy xác nhận của địa phương“. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Trong thực tế cuộc sống có nhiều trường hợp cần xin xác nhận của địa phương, bao gồm:
– Trường hợp cần xác nhận dân sự
– Xác nhận tạm trú
– Xác nhận nơi cư trú
– Xác nhận nhân thân…
Đơn xin xác nhận của địa phương là loại giấy tờ cần được xác thực về mặt pháp lý; yếu tố xác thực là con dấu của chính quyền địa phương nơi có thẩm quyền xác thực các yếu tố cho một cá nhân.
Văn bản xác nhận có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Nhiều trường hợp đòi hỏi công dân phải có mẫu giấy xác nhận của địa phương để được chấp thuận cho mục đích nào đó.
Mẫu đơn xin xác nhận dân sự là loại giấy xác nhận công dân không có hành vi vi phạm các chủ trương của Đảng và Nhà nước, không vi phạm pháp luật và không có tiền án, tiền sự. Đây có thể là một căn cứ để doanh nghiệp thực hiện kiểm tra thông tin của ứng viên khi xin việc
✅ Mẫu giấy xác nhận: | 📝 của địa phương |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |