Khi hai bên tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa thì đối với loại hàng hóa có giá trị lớn thì việc lập biên bản xác nhận giao nhận hàng hóa là điều rất cần thiết. Đây cũng là một loại giấy tờ đóng vai trò là căn cứ để giải quyết các vụ việc tranh chấp khi có liên quan trong quá trình giao nhận hàng hóa khi nội dung của mẫu giấy xác nhận này sẽ bao gồm các thông tin cũng như sự thỏa thuận của các bên. Để tìm hiểu rõ hơn về “Mẫu giấy xác nhận hàng hóa“, mời các bạn hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Giao – nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của các bên trong quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm hiện thực hóa những lời thỏa thuận trên giấy tờ bằng những hành vi cụ thể. Trong nghĩa vụ giao – nhận hàng hóa, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán và nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Cụ thể, pháp luật cũng đã quy định rõ bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định.
Quyền và nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Nghĩa vụ của bên bán:
Nghĩa vụ giao hàng
– Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng:
– Giao đúng số lượng hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng
– Giao chứng từ kèm theo hàng hóa
– Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm
– Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
– Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
– Theo tính chất của việc chuyển giao hàng hóa
– Theo phương thức mua bán
Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa
Bên cạnh nghĩa vụ quan trọng nhất là bàn giao hàng hóa, bên bán còn có một nghĩa vụ khác, đó là bảo hành hàng hóa, tức là trong một thời hạn nhất định, bên bán phải chịu trách nhiệm về hàng hóa sau khi đã giao hàng hóa cho bên mua. Pháp luật quy định trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Thời hạn bảo hành có thể do các bên tự xác định, cũng có thể được pháp luật quy định. Trong trường hợp pháp luật đã quy định thì thời hạn đó mang tính bắt buộc và các bên chỉ được phép thỏa thuận để thay đổi tăng thêm thời hạn đó mà thôi.
⭐⭐⭐⭐⭐ Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng giao nhận hàng hóa
Quyền và nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Nghĩa vụ nhận hàng
Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán. Bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để bên bán giao hàng, tùy từng trường hợp cụ thể công việc hợp lý đó có thể là: hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng, hướng dẫn về phương thức vận chuyển, điều kiện bốc dỡ hàng hóa,…
Nghĩa vụ thanh toán tiền
Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng được các bên thỏa thuận thông thường bao gồm những nội dung cụ thể về đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm thanh toán, trình tự và thủ tục thanh toán.
Mẫu giấy xác nhận hàng hóa
Giấy xác nhận hàng hóa là giấy tờ chứng minh cho việc một người đã nhận hàng hóa của một người khác một cách đầy đủ, nguyên vẹn, đồng thời, đây cũng chính là một cơ sở để sau này có thể khiếu nại, kiện tụng nếu như xảy ra những sự cố trong quá chuyển giao hàng hóa, Nhằm tránh ảnh hưởng về kinh tế cũng như tránh xảy ra sai sót hàng hóa và tiền bạc..
Khi bên bán đã giao đủ số lượng hàng hóa cho bên mua thì bên này sẽ phải kiểm tra sau đó ký xác nhận theo đúng quy định. Giấy xác nhận hàng hóa phải chứa đựng thông tin đầy đủ của các bên tham gia lẫn món hàng được giao.
Mời các bạn hãy cùng tham khảo Mẫu giấy xác nhận hàng hóa dưới đây nhé:
File PDF – Mẫu giấy xác nhận hàng hóa
File word – Mẫu giấy xác nhận hàng hóa
Hướng dẫn cách viết Mẫu giấy xác nhận hàng hóa
Khi soạn thảo văn bản cần đảm bảo thông tin cơ bản về: Thông tin công ty bên giao, địa chỉ, số điện thoại công ty, Người phụ trách bàn giao hàng, chức vụ, điện thoại, Phương tiện vận chuyển, biển số xe, địa điểm bàn giao, thông tin bên nhận như Họ tên, sđt, chức vụ, điện thoại.
Nội dung bàn giao: Tên sản phẩm, số lượng thực nhận, đơn vị tính, số hóa đơn chứng từ đi kèm, ghi chú thêm cùng Đại diện 2 bên ký xác nhận.
Biên bản giao nhận hàng hóa thông thường cần có những nội dung sau:
– Tên đơn vị mua và đơn vị bán hàng hóa; địa chỉ, điện thoại, người giao hàng, người nhận hàng;
– Ngày, tháng, năm thực hiện giao hàng hóa;
+ Nội dung hàng hóa bàn giao, số lượng, chủng loại,…+ Ký tên xác nhận của hai bên.
Biên bản giao nhận hàng hóa thường được trình bày như sau:
– Đầu tiên: Bên trái là tên công ty, bên phải sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Dưới tên công ty và quốc hiệu, tiêu ngữ là dòng chữ: “BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG HÓA” được căn giữa;
– Căn cứ đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc căn cứ thỏa thuận…;
– Ngày, tháng, năm lập biên bản giao nhận hàng hóa hoặc ngày, tháng, năm giao nhận hàng hóa;
– Thông tin của cá nhân giao hàng và nhận hàng;
– Thông tin hàng hóa được giao nhận: Phần này càng chi tiết càng tốt;
– Chữ ký xác nhận của các bên, có thể đóng dấu.
– Mọi thông tin cung cấp trong biên nhận hàng hoá đều cần đầy đủ, rõ ràng, chính xác, khi kê khai cần tập trung vào việc kê khai các thông tin cá nhân như tên họ, địa điểm và quan trọng và thông tin liên hệ của bên giao, bên nhận một cách chính xác nhất cũng như các thông tin có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm, thiết bị, vật tư, tài sản,…
– Biên bản phải có chữ ký của cả bên người giao hàng và bên nhận hàng, để thể hiện sự chấp thuận hài lòng của hai bên. Trong trường hợp biên bản nếu không có chữ ký và tên, cũng như không đóng dấu hợp lệ và đầy đủ nhất thì về mặt pháp lý, biên bản đó sẽ không có giá trị gì, khi phát sinh tranh chấp sẽ khó chứng minh và được chấp thuận là mẫu biên bản hợp lệ.
⭐⭐⭐⭐⭐ Cùng tham khảo: Mẫu thông báo giao hàng hóa .DOCx (word)
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về địa điểm giao hàng được quy định như sau:
“Điều 35. Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.”
Như vậy, địa điểm giao hàng được pháp luật quy định như trên.
Căn cứ Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng hóa được quy định như sau:
“Điều 37. Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.”
Như vậy, thời hạn giao hàng hóa được quy định như trên.
Chứng từ liên quan đến hàng hóa là các loại giấy tờ chứa đựng những thông tin về hàng hóa có tác dụng làm rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng, số lượng của hàng hóa. Chứng từ liên quan đến hàng hóa thường bao gồm hóa đơn thương mại (là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn, trong đó làm rõ đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa,…); bảng kê chi tiết (là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong lô hàng, tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa); phiếu đóng gói (là bảng kê khai các hàng hóa được đặt trong một kiện hàng); giấy chứng nhận phẩm chất; giấy chứng nhận số lượng; giấy chứng nhận trọng lượng.
Giao chứng từ là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng, là cơ sở để bên mua thực hiện thanh toán đúng thời hạn và là cơ sở để bên mua căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu các bên có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
Khi các bên có thỏa thuận một thời hạn để bên bán giao chứng từ, nếu bên bán đã giao mà có thiếu sót, và vẫn còn trong thời hạn thì bên bán có thể khắc phục những thiếu sót đó trong thời hạn còn lại. Tuy nhiên, việc khắc phục này không được gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí cho bên mua, nếu có thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí bất hợp lý đó.
✅ Mẫu giấy xác nhận: | 📝Hàng hóa |
✅ Định dạng: | 📄 File Word, File PDF |
✅ Số lượng file: | 📂 2 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1500 |