Trước đây, trong giai đoạn đất nước đang ở thời kỳ chống các thế lực thù địch, rất nhiều các thanh niên phải ra chiến trường ở độ tuổi rất trẻ. Hậu quả của chiến tranh là có người phải đánh đổi cả tính mạng, nhiều người may mắn sống sót cũng phải mang nhiều thương tật về sau. Nhằm bày tỏ lòng tôn kính những anh hùng thương binh liệt sự, Nhà nước đã đề ra chính sách hỗ trợ những đối tượng này. Tuy nhiên, để được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biệt thì trước hết cần phải có giấy xác nhận thương binh. Đừng lo lắng, Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận thương binh nhanh chóng và hợp pháp cho quý bạn đọc thông qua bài viết dưới đây nhé.
Quý độc giả nếu còn đang băn khoăn thì có thể tham khảo mẫu giấy xác nhận thương binh của chúng tôi sau đây:
Tải về/Download
Hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận thương binh
Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân, công an nhân dân, do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế… Pháp luật hiện hành có những quy định về chế độ ưu tiên đối với nhân thân, con của thương binh, bệnh binh, liệt sỹ. Để được hưởng những chế độ dành ra cho con của thương binh, bệnh binh, liệt sỹ thì các cá nhân cần phải có giấy xác nhận con thương binh, bệnh binh, liệt sỹ.
Cách viết mẫu giấy xác nhận thương binh như sau:
(1) Người viết đơn điền đầy đủ và chính xác họ và tên, ngày, tháng, năm sinh.
(2) Quê quán: Điền đầy đủ thông tin về quê quán theo thông tin được ghi trong chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân. Nơi thường trú: Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ(ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền.
(3) Ghi quan hệ người đề nghị xác nhận với người có công với cách mạng: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
(4) Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng, cung cấp đầy đủ các tài liệu
(5) Mục này không áp dụng đối với liệt sỹ, người có công với cách mạng đã từ trần.
(6) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:
- Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công xác nhận người có công với cách mạng do Trung tâm quản lý.
- Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang thường trú tại xã.
♻️♻️♻️♻️♻️Tìm hiểu thêm Mẫu đơn xin chuyển công tác ngành giáo dục
Những lưu ý khi viết mẫu giấy xác nhận thương binh
Việt Nam luôn giữ gìn truyền thống vô cùng tốt đẹp đó chính là “Uống nước nhớ nguồn” đặc là đối với những người có công với cách mạng, những người đã hi sinh một phần máu thịt để bảo vệ nền độc lập, hòa bình của đất nước. Đối với các đối tượng được công nhận là thương binh luôn luôn được Nhà nước quan tâm, ngoài các chế độ phụ cấp và trợ cấp hàng tháng còn được hưởng các chế độ an sinh xã hội rất tốt.
Những lưu ý khi viết mẫu giấy xác nhận thương binh như sau:
Giấy xác nhận thương binh được in bằng chất liệu giấy cứng, kích thước 9×6 cm, đường diềm và bốn góc bên ngoài đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn, hình nền in hình trống đồng và hình ngôi sao ở giữa.
Ghi rõ nội dung xác nhận: Nội dung, bố cục, phông chữ, cỡ chữ, màu sắc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định đảm bảo đẹp, trang trọng, đầy đủ nội dung theo quy định.
- Ghi rõ tên đối tượng: Thương binh.
- Số giấy chứng nhận là số ký hiệu của hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi, áp dụng đối với cả trường hợp cấp lại.
Khi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương cấp trung đoàn và tương đương trở lên, kiểm tra, xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định.
Trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương, cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận bị thương có văn bản đề nghị kèm Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh/Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; kết luận của cơ quan điều tra cấp huyện trở lên (đối với việc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội) gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
Có thể bạn quan tâm
⭐⭐⭐⭐⭐ Download file: Download sơ yếu lý lịch tự thuật mẫu 03 PDF. Docx (word)
Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy xác nhận thương binh”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
1. Đối với người khi bị thương thuộc quân đội:
a) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với đối tượng thuộc quyền quản lý và đối tượng đã chuyển ra ngoài quân đội thuộc địa bàn quân khu.
b) Cục trưởng Cục Chính sách ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với đối tượng thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại và đối tượng đã chuyển ra ngoài quân đội thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối với người khi bị thương thuộc công an:
Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với các trường hợp bị thương khi đang công tác trong Công an.
3. Đối với người khi bị thương không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần.
Chế độ ưu đãi về học phí dành cho con của thương binh, bệnh binh, liệt sỹ như sau:
“Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.”
✅ Mẫu giấy xác nhận: | 📝 Thương binh |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |