Hợp đồng thuê nhà là văn bản pháp lý mà ở đó thể hiện rõ quan điểm của 2 bên. Một bên thuê và một bên cho thuê với mục đích là cho thuê nhà (để ở, để buôn bán, kinh doanh,… Chi phí thuê như thế nào, thời gian thanh toán là bao lâu, kỳ hạn thanh toán ra làm sao.
1.1 Những điều cần lưu ý khi soạn hợp đồng thuê nhà ở
Một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay là hợp đồng thuê nhà. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ hết những lưu ý trong hợp đồng này. Ở góc nhìn pháp lý chúng tôi có những lưu ý cho bạn như sau:
Hiểu như thế nào là nhà ở: Sẽ gồm nhà chung cư, nhà mặt đất
Mục đích thuê để: sử dụng cho cá nhân, tập thể, gia đình, văn phòng.
Tài sản cho thuê và các tài sản đính kèm. Ví dụ như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh,… lưu ý nên lập bảng kê ra tránh trường hợp thiếu sót về sau.
Để ý điều khoản cho thuê lại nhà ở. Trong trường hợp người đi thuê chưa hết hợp đồng với chủ cho thuê mà muốn cho người khác thuê lại nhà ở, tránh trường hợp phát sinh tranh chấp.
Chi phí giữa các bên tham gia vào thỏa thuận cho thuê nhà, củ thể là giá cả thuê như thế nào, thanh toán theo quý, hay theo tháng. Rồi tiền thuê đã bao gồm tiền thuế cần phải đóng hay chưa? Về nguyên tắc và luật định thì bên cho thuê phải kê khai thuế thu nhập từ hoạt động cho thuê. Cho nên cần làm rõ nghĩa vụ nộp thuế sẽ do bên nào chịu trách nhiệm.
Cho người không phải là quốc tịch Việt Nam thuê nhà thì cần những lưu ý gì? đó là người đó cần phải khai báo tạm trú, lưu trú tại cơ quan công an phường nơi đang thuê nhà tạm trú. Thẻ lưu trú, để được xin cấp phép lao động họ cần sử dụng hợp đồng thuê nhà. Đôi khi cũng cần phải công chứng, những lúc đó chủ cho thuê sẽ phát sinh thêm nhiều khoản thuế phí phải đóng, phải nộp.
1.2 Biểu mẫu, mẫu hợp đồng thuê nhà ở
Dưới dây là biễu mẫu, mẫu hợp đồng thuê nhà mà Bieumauluat.com cung cấp tới quý khách hàng, quý độc giả. Hợp đồng thuê nhà này đã được bieumauluat.com điền đầy đủ các điểu khoản cơ bản, nội dung hợp đồng cũng được viết chi tiết. Những thay đổi sẽ được bổ sung theo thực tế do 2 bên thỏa thuận và thay đổi.
2. Hợp đồng thuê nhà ở để kinh doanh
Khác với hợp đồng thuê nhà để ở, hợp đồng thuê nhà để kinh doanh thể hiện rõ mục đích và thời gian sử dụng của nhà để kinh doanh. Về cơ bản 2 loại hợp đồng này cũng giống nhau chỉ khác mục đích, cho nên vẫn cần có thay đổi và điều chỉnh 1 số điều khoản, mục cho phù hợp mục đích.
2.1 Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thuê nhà ở để kinh doanh
Vì là mục đích khác nhau nên cũng cần lưu ý các điều khoản khác nhau ví dụ điển hình như:
- Về điều khoản sửa chữa, cải tạo lại văn phòng, nhà ở với mục đích kinh doanh. Cần có sự thống nhất giữa 2 bên là bên thuê và bên cho thuê. Từ việc treo biển quảng cáo cho đến sửa nhà ở. Cho nên cần soạn thảo điều khoản riêng biệt thể hiện rõ quan điểm nhất quán của 2 bên là có được thay đổi kết cấu của nhà hay không, hay là sửa chữa nhưng không được thay đổi kết cấu nhà ở,…
- Về việc đóng, kê khai thuế: Vì là thuê nhà cho mục đích kinh doanh cho nên đơn vị nào cũng muốn kê khai để được khấu trừ thuế cho nên 2 bên cũng cần làm việc để làm rõ việc đóng thuế, kê khai thuế. Vì vậy việc này rất quan trọng trong trường hợp như thế này.
2.2 Hợp đồng thuê nhà ở để kinh doanh
Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê nhà để kinh doanh mà bieumauluat.com biên soạn. Trong mẫu bieumauluat.com đã hoàn thành đầy đủ các nội dung, điều khoản chi tiết mà các bên tham gia cần có trong hợp đồng thuê nhà. Tùy vào thực tế mà 2 bên có thêm những điều khoản chi tiết củ thể hơn
3. Hợp đồng thuê nhà ở hình thành trong tương lai
LÀ một hình thức cho thuê bất động sản hình thành trong tương lai, mà trong đó đối tượng cho thuê chưa được hình thành ở thời điểm hiện tại. Củ thể như cho thuê 1 căn chung cư nhưng hiện tại đang ở trong quá trình bản vẽ hoặc dự án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
3.1. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thuê nhà hình thành trong tương lai
Từ nhu cầu của chủ sở hữu hoặc chủ đầu tư,.. gọi tắt là bên thuê mong muốn được thuê nhà trước khi dự án được bàn giao. Hoặc chủ nhà muốn cho bên chủ đầu tư thuê lại để vận hành và quản lý.
- Thời gian cho thuê là yếu tố quan trọng cần lưu ý vì thời gian thuê phụ thuộc vào thời gian bàn giao nhà của chủ đầu tư. Thời gian thuê bắt đầu được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thiện và bàn giao nhà cho chủ nhà. Cho nên hợp đồng cần lưu ý ghi rõ nội dung này.
- Việc đặt cọc để giữ chỗ thuê nhà: việc thời gian bàn giao nhà có thể sai tiến độ cho nên cần có những điều khoản thanh lý hợp đồng rõ ràng tránh những xung đột pháp lý về sau.
- Rồi mục đích sử dụng nhà là điều mà cả 2 cần lưu ý. Vì mỗi loại nhà ở đều có thể có những mục đích sử dụng không giống nhau, hoặc không đáp ứng được những chỉ tiêu mà cả người thuê và người cho thuê không mong muốn. Cho nên cần có thỏa thuận, điều khoản rõ ràng về mục đích thuê và cho thuê nhà.
3.2. Mẫu hợp đồng thuê nhà hình thành trong tương lai.
Hình thức hợp đồng này ra đời theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật kinh doanh bất động sản
4. Hợp đồng thuê nhà ở trọ
Loại hình hợp đồng này phổ biển khá nhiều đối với các bạn học sinh – sinh viên đi học xa nhà. Mục đích cũng là thuê để ở nhưng chi tiết hơn là thuê 1 phòng trong căn nhà
4.1 Lưu ý trong hợp đồng thuê nhà trọ
- Vì là đi thuê nhà trọ nên bạn cần khai báo tạm trú tạm vắng. Thì trong trường hợp này việc khai báo sẽ thuộc về ai, chủ nhà cho thuê hay chính người đi thuê phải đi khai báo.
- Giá điện, nước được tính như thế nào, cóp phù hợp với quy định pháp luật hay không.
- Chi phí dịch vụ được thanh toán như thế nào ví dụ: đổ rác, thang máy, tiền gửi xe, ….
4.2 Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ
Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mà bieumauluat.com soạn sẵn.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 15, điều 2, nghị định 17/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 31.01.2022) thì người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ bị xử phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
“Cụ thể, so với Nghị định 134/2013/NĐ-CP, thì quy định mới tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
(Trước đây, mức phạt tiền tối đa với hành vi này là 15 triệu đồng)
Đồng thời, người cho thuê thu lợi bất hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
Ngoài ra, Nghị định 17/2022/NĐ-CP còn quy định tăng nhiều lần mức xử phạt với các hành vi vi phạm về sử dụng điện so với quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng)
Phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với các hành vi:
Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện.
Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng)
Phạt từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng)
Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu, khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng)
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng với hành vi:
Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sợ đồ đấu dây).
Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng)
Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của khách sử dụng điện lớn:
Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia.
Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng.
Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng theo quy định.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng)
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP mức xử phạt trên áp dụng với cá nhân; trường hợp tổ chức vi phạm, mức xử phạt gấp 2 lần đối với cá nhân.
Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022.”
Trên đây là tư vấn và luật hiện hành về việc thu tiền điện giữa người cho thuê nhà và người thuê nhà.
Theo Luật nhà ở năm 2014
“Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở
Điều 129 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở như sau:
– Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
– Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
– Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp theo quy định về Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm:
– Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật nhà ở;
– Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;
– Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
– Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật nhà ở;
– Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
– Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
– Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.
Đối với nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước
Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
– Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
– Nhà ở cho thuê không còn;
– Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
– Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
Ngoài ra, hợp đồng thuê nhà ở còn chấm dứt theo quy định về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
Đối với bên cho thuê nhà ở
Điều 132 Luật nhà ở quy định Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp dưới đây:
– Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật nhà ở;
– Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
– Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
– Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
– Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
– Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
– Thuộc trường hợp quy định “Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.”
Đối với bên thuê nhà ở
Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
– Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
– Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;
– Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Trên đây là nội dung Một số quy định về cho thuê nhà ở theo pháp luật hiện nay
✅ Mẫu hợp đồng | Hợp đồng thuê nhà ở |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 4 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |