Ai là người truyền tri thức cho chúng ta, chính là giáo viên và họ hiện đang được giảng dạy tại trường học. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần cơ bản bên ngoài mà chúng ta biết đến thôi. Có những điều chúng ta chưa biết đến như : Ở thời đại ngày nay, giáo viên không chỉ dạy học tại các đơn vị công lập mà còn dạy học ở các cơ sở dân lập. Việc giảng dạy tại các cơ sở dân lập này được hình thành trên cơ sở hợp đồng. Và mẫu hợp đồng giảng dạy này là một minh chứng về mặt pháp luật chắc chắn góp phần bảo vệ các giáo viên khi có tranh chấp với các cơ sở giáo dục này. Và bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn hợp đồng này nhé.
Ngoài ra, Biểu mẫu luật sẽ chia sẻ thêm cho các bạn mẫu hợp đồng giảng dạy tại trung tâm ngoại ngữ.
Định nghĩa về Mẫu hợp đồng giảng dạy
Giảng dạy là quá trình truyền đạt kiến thức, truyền đạt lại tri thức mà mình đã biết cho những người xung quanh. Việc giảng dạy trên các giảng đường hiện nay ở Việt Nam đều được các giáo viên truyền đạt thông qua kiến thức lý thuyết được biên soạn trong các hệ thống sách giao khoa.
Mẫu hợp đồng giảng dạy là mẫu bản hợp đồng được ký kết giữa ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên tham gia giảng dạy. Mẫu hợp đồng giảng dạy nêu đầy đủ nội dung thông tin lý lịch của hai bên, kèm theo đó là quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai, đảm bảo tính đúng đắn và thực hiện theo đúng pháp luật. Và là một loại văn bản quan trọng bảo vệ những giáo viên ngoài biên chế, giáo viên theo hợp đồng hoặc giáo viên giảng dạy tại các trung tâm tự chủ, ….
Mẫu hợp đồng giảng dạy
Tầm quan trọng của Mẫu hợp đồng giảng dạy này
Một bằng chứng quan trọng trong các vụ tranh chấp về lao động chính là hợp đồng giảng dạy này. Bất kì làm công việc nào thì cũng cần phải tìm cách bảo vệ mình và một trong những cách quan trong nhất chính là lý hợp đồng trước khi bắt tay vào mối giao dịch đó. Vậy nên, Mẫu hợp đồng giảng dạy này đối với giảng viên, giáo viên sẽ là tấm áo giáp bảo vệ giáo viên nếu xảy ra những tranh chấp trong suốt quá trình cũng như bảo vệ lợi ích của chính mình.
Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc giải quyết nếu tranh chấp xảy ra
Căn cứ vào điều 182 về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động
- Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
- Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Cung cấp đúng thông tin cá nhân
Căn cứ vào điều 16 về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
- Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
- Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Trách nhiệm khi chấm dứt Mẫu hợp đồng giảng dạy
Căn cứ vào điều 48 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2019
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điều 46 về trợ cấp thôi việc
Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nếu vi phạm giáo viên vẫn bị kỷ luật như luật lệ bình thường và nếu điều đó xảy ra thường xuyên thì giáo viên sẽ bị cho thôi việc. Và nếu giáo vi hay bên thuê phá bỏ hợp đồng trước ngày hết hạn thì sẽ phải chi trả phí phá bỏ hợp đồng cho bên còn lại.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Giảng dạy |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |