Đội ngũ giáo viên luôn được coi là một nhân tố quan trọng, quyết định đến việc đổi mới giáo dục có thành công hay không. Để đảm bảo việc có học sinh theo học thì chắc chắn phải có giáo viên đứng lớp, theo đó mà nhà nước ban hành quy định được ký kết hợp đồng với giáo viên khi giáo viên nghỉ hưu hay nghỉ thai sản để đảm bảo hoạt động giáo dục. Và hợp đồng lao động lúc này được sử dụng cho cả đơn vị cơ sở giáo dục công lập hay cơ sở giáo dục tư nhân. Dưới đây là Mẫu hợp đồng giáo viên mầm non và những quy định pháp luật có liên quan, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Lao động năm 2019
Quy định pháp luật về hợp đồng lao động như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động
Như vậy, có thể hiểu, hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận về mặt pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó bao gồm những thông tin xác định rõ các nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên trong quá trình làm việc, từ đó tạo ra cơ chế giải quyết nếu có vấn đề xảy ra.
Hợp đồng lao động có chức năng bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên. Thông qua hợp đồng lao động, người lao động yên tâm làm việc, doanh nghiệp yên tâm sử dụng lao động.
Theo Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Như vậy, có thể thấy một hợp đồng giao động ít nhất phải dựa trên theo những nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện: là nguyên tắc cơ bản bao gồm tự do lựa chọn, tự do đàm phán, tự nguyện ký kết và tự do chấm dứt dựa theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng: khẳng định vị trí ngang hàng của 2 bên về mặt pháp lý.
Năm 2023, có những loại hợp đồng lao động nào?
Để có thể tuyển dụng lao động trực tiếp, nhà tuyển dụng phải giao kết với người lao động bằng hợp đồng lao động. Theo Điều 20 của Bộ luật Lao động hiện hành, hiện có hai loại hợp đồng lao động như sau:
– Hợp đồng lao động có thời hạn: là hợp đồng hai bên có giao kết về mặt thời gian kết thúc hợp đồng, có hiệu lực tối đa 03 năm. Sau khi ký hợp đồng lao động có thời hạn, nếu người lao động tiếp tục làm việc sẽ ký tiếp hợp đồng lao động không xác định thời gian.
Lưu ý: Người lao động chỉ được giao kết thêm một lần hợp đồng lao động có thời hạn nếu tiếp tục làm việc.
– Hợp đồng lao động không có thời hạn: Là hợp đồng hai bên không có giao kết về mặt thời gian kết thúc hợp đồng.
Tải xuống mẫu hợp đồng giáo viên mầm non
Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng giáo viên mầm non
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT/BLĐTBXH khi soạn thảo hợp đồng lao động thì doanh nghiệp cần bảo đảm có đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
(1) Thông tin về tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động được quy định như sau:
– Tên của người sử dụng lao động:
+ Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo tên của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;
+ Đối với tổ hợp tác thì lấy theo tên tổ hợp tác ghi trong hợp đồng hợp tác;
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo họ tên của người đại diện hộ gia đình, cá nhân ghi trong Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;
– Địa chỉ của người sử dụng lao động:
+ Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức;
+ Đối với tổ hợp tác thì lấy theo địa chỉ trong hợp đồng hợp tác;
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo địa chỉ nơi cư trú của hộ gia đình, cá nhân đó;
+ Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
– Họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động: ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019.
(2) Thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động và một số thông tin khác, gồm:
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019;
– Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người lao động là người nước ngoài;
– Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.
(3) Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
– Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
– Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
(4) Thời hạn của hợp đồng lao động: thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
(5) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
– Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
– Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
– Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019;
– Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.
(6) Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
(7) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
(8) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
(9) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
(10) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề: quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Trên đây là tư vấn về nội dung “Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng mới năm 2023“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
– Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Hợp đồng giảng dạy là sự thỏa thuận giữa ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy. Theo đó giáo viên, giảng viên sẽ thực hiện hoạt động giảng dạy cho học sinh sinh viên theo yêu cầu của nhà trường, nhà trường sẽ trả tiền giảng dạy cho giáo viên, giảng viên. Hợp đồng giảng dạy nêu đầy đủ nội dung thông tin lý lịch của hai bên, kèm theo đó là quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai, đảm bảo tính đúng đắn và thực hiện theo đúng pháp luật.
Đối tượng của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên là việc giảng dạy, truyền tải kiến thức cho người học, giúp người học tiếp thu được hiểu biết, kiến thức, các giá trị được truyền tải.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Giáo viên mầm non |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Sốc lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |