Hợp đồng vay tiền, giấy mượn tiền, giấy vay nợ là những bằng chứng quan trọng để pháp luật bảo về những bên liên quan. Và đôi khi việc vay tiền sẽ cần đến tài sản thế chấp. Mẫu hợp đồng vay tiền thế chấp tài sản có những nội dung và thủ tục mà ít người còn nắm rõ. Hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản là sự thoả thuận trong đó bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp vay tiền do bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ. Nếu như người vay tiền không trả đủ đúng số tiền theo như hợp đồng quy định thì tài sản thế chấp sẽ thuộc về người cho vay. Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng cho vay tiền có thế chấp tài sản mới nhất và tải xuống ở dưới đây.
Hợp đồng vay tiền là gì?
Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên cho vay giao tiền cho bên vay. Khi đến hạn theo thỏa thuận của các bên, bên vay phải hoàn trả lại đúng số tiền đã vay và phải trả lãi nếu hai bên có thỏa thuận (Căn cứ vào Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Theo đó, bên cho vay phải có nghĩa vụ giao đủ số tiền mà hai bên thỏa thuận cho bên vay tại địa điểm và theo thời gian đã thỏa thuận.
Ngoài ra, bên cho vay không được yêu cầu bên vay phải trả lại tiền trước thời hạn trừ phi có thỏa thuận hoặc:
– Với Hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi: Bên vay có thể trả lại tiền vay cho bên kia bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước; Bên cho vay được đòi lại tiền nếu được bên vay đồng ý;
– Với Hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: Bên vay có quyền trả lại tiền vay trước kỳ hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn.
Tải xuống hợp đồng vay tiền
Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 được hiểu là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình (bên thế chấp) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, ngoài ra các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Hợp đồng thế chấp tài sản là việc hai bên (bên thế chấp và bên nhận thế chấp) thoả thuận với nhau về việc thế chấp tài sản đảm bảo, sau đó lập hợp đồng để ghi nhận với nhau các thỏa thuận đó.
Mục đích của Hợp đồng thế chấp tài sản là để đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên, trong hợp đồng có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, đối tượng thế chấp, giá trị của đối tượng thế chấp,thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, hiệu lực hợp đồng các phương thức giải quyết tranh chấp…
Đối tượng của thế chấp tài sản
Đối tượng của cấm cố tài sản là tài sản có các đặc điểm sau:
Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên thế chấp
Thế chấp là việc bên thế chấp chuyển giao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên nhận thế chấp. Do đó, bên thế chấp phải đảm bảo mình có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp. Kể từ khi hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực, bên thế chấp bị hạn chế một số quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng này.
Tài sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Đối với tài sản hình thành trong tương lai, bên thế chấp cần có các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai.
Giá trị của tài sản thường lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên nhận thế chấp thường chỉ chấp nhận tài sản thế chấp trong trường hợp giá trị của tài sản lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trong trường hợp giá trị của tài sản lớn hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm, đối tượng của thế chấp có thể chỉ là một phần giá trị của tài sản đó. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, pháp luật quy định việc xác định tài sản thế chấp đối với tài sản có vật phụ như sau:
Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp;
Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp;
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp.
Mời bạn xem thêm mẫu hợp đồng:
Nội dung hợp đồng thế chấp tài sản
Dựa trên ý chí thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, sau đó đi đến thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao gồm những nội dung sau:
Quốc hiệu, tiêu ngữ
Tên hợp đồng
Họ tên, các thông tin liên quan của bên thế chấp ( ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin tương tự đối với đồng sở hữu nếu tài sản là tài sản chung)
Tên, thông tin và địa chỉ, fax, mã doanh nghiệp của bên nhận thế chấp
Số hợp đồng và ngày tháng năm của hợp đồng thế chấp
Số tài khoản ngân hàng… tại Ngân hàng…
Tài sản được đem ra thế chấp, giá trị của tài sản được thế chấp và địa chỉ nơi chứa tài sản thế chấp
Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp có liên quan đến tài sản thế chấp
Nghĩa vụ được bảo đảm
Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp
Thời hạn thế chấp
Quy định về việc đăng ký thế chấp và nộp lệ phí
Thỏa thuận của các bên về phương thức xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ của mình
Phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, có thể thỏa thuận, thương lượng dựa trên cơ sở hòa giải, tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên; trong trường hợp hai bên không đi đến hòa giải, thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết
Cam đoan của các bên về tính hợp pháp,xác thực của hợp đồng cùng những thông tin đã nêu ra trong hợp đồng, trách nhiệm của các bên nếu vi phạm nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng
Các điều khoản phù hợp khác nếu hai bên có thỏa thuận
Việc đăng kí biện pháp bảo đảm đối với biện pháp thế chấp
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp các chủ thể lựa chọn biện pháp bảo đảm là thế chấp, các bên phải thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm trong một số trường hợp sau:
Thế chấp quyền sử dụng đất;
Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Thế chấp tàu bay;
Thế chấp tàu biển.
Ngoài ra, các biện pháp bảo đảm sau đây cũng phải được đăng ký khi có yêu cầu:
Thế chấp tài sản là động sản khác;
Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
Do đặc điểm của tài sản thế chấp là tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp hoăc bên thứ ba giữ, do đó, thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Để bảo vệ quyền được ưu tiên thanh toán trong trường hợp có nhiều bên cùng nhận một tài sản là tài sản bảo đảm, bên nhận thế chấp cần tiến hành thủ tục đăng kí biện pháp bảo đảm sau khi giao kết hợp đồng thế chấp tài sản.
Tải xuống mẫu hợp đồng cho vay tiền có thế chấp tài sản mới nhất
Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng cho vay tiền có thế chấp tài sản
Đối với hợp đồng thế chấp tài sản, các bên có thể tự thoả thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế khi thực hiện giao dịch, tuy nhiên một hợp đồng thế chấp tài sản cũng nên đảm bảo có đủ các phần sau:
Phần I: Thông tin của hai bên ký kết hợp đồng.
Đây là các thông tin cần thiết để đảm bảo cá biệt hóa các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng này. Trong hợp đồng cần thể hiện rõ thông tin về tên, giấy tờ của cá nhân/tổ chức, địa chỉ, liên hệ,…
Phần II: Nội dung hợp đồng (tuỳ các bên thỏa thuận nhưng cần đảm bảo các nội dung).
- Tài sản thế chấp là gì? Giá trị của tài sản thế chấp?
- Việc thế chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ gì?
- Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
- Phương thức xử lý tài sản thế chấp khi không thực hiện được nghĩa vụ đảm bảo.
- Các thỏa thuận khác của các bên nếu có.
- Cam kết của các bên.
- Điều khoản chung: hình thức giải quyết tranh chấp; hợp đồng có thời hạn từ ngày; số bản hợp đồng… .
Phần III: Các bên ký và ghi rõ họ tên, xác nhận của công chứng viên (nếu có).
Quy định hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản
Chủ thể hợp đồng thế chấp tài sản
Chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản phải phù hợp với quy định về điều kiện của chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự.
Đối với chủ thể là cá nhân ký kết hợp đồng thế chấp thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Đối với chủ thể là tổ chức thì người đứng ra ký hợp đồng phải là người đại diện hoặc là người có thẩm quyền để ký hợp đồng trong tổ chức đó.
Hình thức hợp đồng thế chấp tài sản
Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Hợp đồng thế chấp tài sản có thể lập dưới dạng văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Tuy nhiên, cần lưu ý đối với một số hợp đồng cụ thể thì vẫn phải tuân theo quy định về hình thức.
Chẳng hạn như đối với Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản và tiến hành thủ tục đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, đối với hợp đồng thế chấp tài sản thì các bên cần lập thành văn bản theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản
Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản do hai bên thỏa thuận tùy vào mục đích, nhu cầu của mình, nhưng các nội dung thỏa thuận không được trái các quy định của luật và trái với đạo đức xã hội.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu hợp đồng cho vay tiền có thế chấp tài sản”. Biểu mẫu luật tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Biểu mẫu luật thông qua số hotline: 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Không phải bất cứ một hợp đồng thế chấp tài sản nào cũng phải được công chứng nhưng đối với các loại tài sản mà luật chuyên ngành quy định thì các bên phải đi công chứng theo quy định của luật chuyên ngành chẳng hạn như tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…
Đối với các loại tài sản mà luật không bắt buộc phải đi công chứng thì các bên có thể xem xét để đi công chứng hay không.
Tuy nhiên trên thực tế các bên nên đi công chứng vì hợp đồng công chứng sẽ được đảm bảo hơn về cả mặt nội dung và hình thức hợp đồng, và sẽ là căn cứ pháp lý có giá trị hơn cho việc giải quyết tranh chấp sau này nếu có.
Chẳng hạn như theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và hợp đồng thế chấp nhà ở thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực.
Phí công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp.
Theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực thì mức phí công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản cụ thể như sau:
Trường hợp tài sản dưới 50 triệu đồng: phí công chứng là 50.000đ.
Trường hợp tài sản từ 50-100 triệu đồng: phí công chứng là 100.000đ.
Trường hợp tài sản dưới 100 triệu đồng- 01 tỷ đồng: phí công chứng là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Trường hợp tài sản dưới 01 tỷ đồng- 03 tỷ đồng: phí công chứng là 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng.
Trường hợp tài sản từ trên 03 tỷ đồng – 05 tỷ đồng: phí công chứng là 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng.
Trường hợp tài sản từ trên 05 tỷ đồng – 10 tỷ đồng: phí công chứng là 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỷ đồng.
Trường hợp tài sản từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng: phí công chứng là 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
Trường hợp tài sản từ trên 100 tỷ đồng: phí công chứng là 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Vay tiền có thế chấp tài sản |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |