Trên thực tế, xử lý nợ là vấn đề nhiều người quan tâm nhất là đối với những khoản nợ của cá nhân. Bởi lẽ, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình mặc dù đã đến kỳ hạn thanh toán. Trong trường hợp này, bên cho vay thường sẽ thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ (đòi nợ) của bên vay. Các phương thức thông báo khá đa dạng như: gọi diện, nhắn tin, gửi email hoặc bằng văn bản thông báo đòi nợ cá nhân. Vậy, thông báo đòi nợ cá nhân được gửi khi nào? Mẫu thông báo đòi nợ cá nhân hiện nay như thế nào? …. Để giải đáp những câu hỏi này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết “Mẫu thông báo đòi nợ cá nhân” dưới đây của Biểu mẫu luật.
Đòi nợ là gì? Ai có quyền đòi nợ
Đòi nợ là hành động yêu cầu một người hoặc tổ chức trả lại số tiền hoặc giá trị đã được mượn hoặc nợ lại. Đây là quyền của người mượn hoặc chủ nợ để yêu cầu sự trả nợ và có thể đòi lại bằng cách gửi thông báo, điện thoại, thư từ hoặc thông qua các biện pháp pháp lý.
Theo quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015, bên cho vay có quyền đòi nợ (yêu cầu người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ) khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ (đối với hợp đồng vay có kỳ hạn) hoặc bất cứ lúc nào (đối với hợp đồng vay không kỳ hạn).
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, người có vay hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác để thay mình đòi nợ. Thông thường, bên vay thường ủy quyền cho các tổ chức/ cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc các tổ chức xử lý nợ hoặc có thể là những người thân quen để thay mình đòi nợ.
Mẫu thông báo đòi nợ cá nhân
Thông báo đòi nợ (hay còn gọi là thông báo nợ phải trả) là một thông điệp hoặc văn bản được gửi từ bên nợ tới bên nợ phải trả trong việc yêu cầu thanh toán khoản nợ đã trở thành nợ quá hạn. Dưới đây là mẫu thông báo đòi nợ cá nhân của Biểu mẫu luật, các bạn có thể tham khảo:
Cách soạn thông báo đòi nợ cá nhân
Việc gửi thông báo đòi nợ thường là một bước đầu tiên trong quá trình thu hồi nợ đối với người chịu nợ. Thông báo đòi nợ cá nhân thường cung cấp thông tin về số tiền nợ, thời hạn thanh toán, các chi tiết về giao dịch ban đầu mà nợ được tạo ra, và thông tin liên hệ của bên nợ để thương lượng hoặc thỏa thuận về việc thanh toán nợ. Khi soạn thông báo đòi nợ cá nhân, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Chính xác và rõ ràng: Thông báo của bạn nên cung cấp đủ thông tin về số tiền nợ, lý do nợ, thời hạn thanh toán, và các điều khoản liên quan. Đảm bảo rằng mọi thông tin được nêu rõ ràng và không gây hiểu lầm cho người nhận.
– Lịch sự và tôn trọng: Dù bạn đang đòi nợ, nhưng vẫn cần giữ lịch sự và tôn trọng người nhận. Sử dụng ngôn từ lịch sự, tránh sử dụng hình thức đe dọa hay ngôn từ khiếm nhã.
– Sắp xếp thông tin một cách hợp lý: Hoàn chỉnh thông báo của bạn bằng cách sắp xếp thông tin một cách logic và có cấu trúc. Điều này giúp người nhận dễ hiểu và xử lý thông tin nhanh chóng hơn.
– Căn cứ yêu cầu trả nợ: Trình bày căn cứ về việc yêu cầu đòi nợ và nghĩa vụ trả nợ của người bay, chẳng hạn như hợp đồng, hóa đơn hoặc bất kỳ tài liệu nào liên quan.
– Cung cấp thông tin liên hệ: Đính kèm thông tin liên hệ của bạn, như số điện thoại, địa chỉ email hoặc địa chỉ gửi thư để người nhận có thể liên hệ với bạn để thảo luận và sắp xếp về việc thanh toán.
– Đề cập đến hậu quả: Nếu không có sự hợp tác từ phía người nhận, hãy đề cập đến các hậu quả pháp lý có thể xảy ra như khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, tính lãi chậm trả, …
Có thể gửi thông báo đòi nợ cá nhân trước khi đến hạn trả nợ không?
Trong quan hệ vay tài sản, Bộ luật Dân sự chỉ có quy định trực tiếp về nghĩa vụ của bên vay tài sản và bên cho vay tài sản nhưng lại không có quy định trực tiếp về quyền của bên vay cũng như bên cho vay mà vấn đề này được đề cập gián tiếp thông qua các quy định về thực hiện hợp đồng vay tài sản. Cụ thể như sau:
Đối với hợp đồng vay tài sản không có kỳ hạn, Khoản 2 Điều 469 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản […]”
Đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn, Khoản 1 Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “[…] bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.”
Như vậy, đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn, bên cho vay không thể gửi thông báo đòi nợ trước kỳ hạn nếu bên vay tài sản không đồng ý.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu thông báo nợ quá hạn của ngân hàng
- Thủ tục rút hồ sơ ly hôn thực hiện thế nào?
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác
Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Mẫu thông báo đòi nợ. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan, nếu còn vướng mắc, hãy nhấc liên hệ tới chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định về việc bắt buộc bên cho vay phải thông báo đòi nợ khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ. Do đó, đây không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình bên cho vay nên thực hiện thông báo đòi nợ trước khi thực hiện các biện pháp pháp lý khác. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bên vay thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận thông báo đòi nợ, do đó, trong trường hợp này, việc thông báo đòi nợ có thể giúp tiết kiệm được thời gian giải quyết.
Việc thông báo đòi nợ nhằm mục đích thông báo cho bên vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Do đó, rất nhiều trường hợp sau khi nhận được thông báo bên vay vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu vậy, bạn có thể thực hiện biện pháp sau:
– Tiếp tục gửi thông báo đòi nợ (có thể thông báo thêm nội dung lãi chậm trả theo quy định);
– Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mẫu thông báo: | Đòi nợ cá nhân |
Định dạng: | File Word/PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1000 |