Xử lý nợ là một trong những vấn đề khá nan giải đối với hầu hết mọi người, từ các doanh nghiệp, tổ chức, … cho đến các cá nhân trong xã hội. Trong đó, gửi thông báo nhắc nợ có thể coi là bước đầu tiên trong quá trình xử lý và thu hồi nợ. Thông báo thu hồi nợ đóng vai trò nhắc nhở, thúc đẩy người vay (nợ) nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình theo đúng thỏa thuận. Vậy, thông báo nhắc nợ là gì? Thông báo nhắc nợ được gửi khi nào? Mẫu thông báo nhắc nợ hiện nay như thế nào? …. Để giải đáp những câu hỏi này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết “Mẫu thông báo nhắc nợ” dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Thông báo nhắc nợ là gì? Gửi thông báo nhắc nợ khi nào?
Thông báo nhắc nợ là cách gọi thông dụng của việc thông báo/ yêu cầu bên vay (nợ) thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Theo đó, thông báo nhắc nợ là một thông báo mà một cá nhân hay một tổ chức gửi đến người vay (nợ) để yêu cầu hoặc nhắc nhở họ về việc thanh toán nợ theo hợp đồng/ thỏa thuận đã giao kết trước đó.
Thông báo nhắc nợ thường chứa thông tin về số tiền nợ, hạn chót thanh toán và các chi tiết liên quan đến việc thu hồi nợ. Mục đích của thông báo nhắc nợ là nhắc nhở người nợ về trách nhiệm của họ và khuyến khích họ thực hiện thanh toán nợ trong thời hạn quy định.
Thông báo nhắc nợ đóng vai trò như một phương thức mà bên cho vay thực hiện quyền đòi nợ của mình. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm thực hiện quyền đòi nợ được quy định như sau:
- Đối với hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn: “[…] bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào […]” (Khoản 1 Điều 469 BLDS 2015)
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi: “[…] bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản […]” (Khoản 2 Điều 469 BLDS 2015)
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn: “[…] bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý […]” (Điều 470 BLDS 2015)
Mẫu thông báo nhắc nợ
Thông báo nhắc nợ là loại văn bản thông báo khá phổ biến hiện nay. Việc viết thông báo nhắc nợ khá đơn giản vì nội dung thông báo chủ yếu đề cập đến thời hạn, số tiền mà bên vay cần phải thanh toán. Tuy nhiên, những thông báo nhắc nợ với nội dung đơn giản như trên thường không đạt hiệu quả vì không mang tính cảnh bảo, quyết liệt của bên cho vay đối với bên bay. Dưới đây là Mẫu thông báo nhắc nợ của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng:
Cách viết thông báo nhắc nợ
Thông báo nhắc nợ cũng được coi là một trong những căn cứ giúp bảo vệ quyền lợi của bên cho vay nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình khi nhận thông báo. Bởi lẽ, thông báo này là bằng chứng rõ ràng về việc bên vay đã được thông báo và nhận thức về việc phải thanh toán nợ nhưng vẫn cố tình không thực hiện.
Do đó, khi viết thông báo nhắc nợ, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Thông tin của bên có quyền, bên có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ như là họ tên, mã số của doanh nghiệp, thông tin người đứng ra đại diện pháp luật, số điện thoại liên hệ, địa chỉ, số chứng minh thư/căn cước công dân,…
- Các thông tin nhắc lại bối cảnh phát sinh khoản nợ của người vay như hợp đồng hay thông báo về các yêu cầu thanh toán trước,…
- Thống kê chi tiết, cụ thể về các khoản nợ cần phải thanh toán cho đến thời điểm nhận thư.
- Đưa ra giới hạn của thông báo và xem nó như lần cuối cùng nhắc nhở người vay trước khi phía cho vay có hành động pháp lý nếu đối phương không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn cuối cùng.
- Đưa ra thời hạn thanh toán cuối cùng cho người vay.
- Một số lời ngỏ ý về thái độ, sự thiện chí hợp tác cũng như mong muốn của phía người cho vay đối với người vay.
- Trong thông báo nhắc nợ người vay cần có đầy đủ chữ ký của người đại diện hợp pháp của phía người cho vay.
- Các tài liệu đính kèm gửi cho người vay.
Phương án giải quyết khi gửi thư nhắc nợ nhưng bên vay (nợ) vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bên vay không chịu thực hiện nghĩa vụ trả nợ vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: không có khả năng trả nợ, có khả năng trả nhưng cố tình không trả, … Trong những trường hợp này, phần lớn, sau khi gửi thông báo nhắc nợ thì người vay vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Nếu gặp tình huống này, bạn có thể lựa chọn các biện pháp xử lý sau đây:
– Tiếp tục gửi thông báo nhắc nợ kèm theo những cảnh báo về các hậu quả pháp lý mà bên vay phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đối với thông báo lần tiếp theo, bạn cần thể hiện thái độ quyết liệt và cứng rắn hơn để người vay nhận thức được những hậu quả pháp lý mà họ phải chịu nếu họ không nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ;
– Khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền: Khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đồng nghĩa với việc quyền lợi của bên vay đã bị xâm phạm. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.” Do đó, người vay hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
– Tố giác/ trình báo đến cơ quan công an: Nếu người vay có một trong những dấu hiệu sau, bên vay có thể tố giác/ trình báo đến cơ quan công an về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
- Dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ thanh toán;
- Có khả năng trả nhưng cố tình không trả
- Dùng tiền, tài sản vay được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ cá nhân
- Mẫu thông báo đòi nợ doanh nghiệp
- Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty
- Mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Mẫu thông báo nhắc nợ. Trong quá trình tìm hiểu bài viết, nếu bạn còn vướng mắc, hãy liên hệ tới chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định về thẩm quyền của Tòa án các cấp và thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người cho vay sẽ khởi kiện đòi nợ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú (thường trú, tạm trú, làm việc, học tập). Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người vay cư trú.
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành không có quy định về hình thức và phương thức thông báo nhắc nợ. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà bên vay có thể thông báo nhắc nợ bằng lời nói qua các phương tiện điện tử như: thông báo trực tiếp, gọi điện thoại, tin nhắn, … hoặc thông báo bằng văn bản qua phương thức như: thư điện tử, email, tin nhắn, dịch vụ bưu chính, …
Tuy nhiên, bạn nên gửi thông báo bằng hình thức văn bản và lưu trữ lại. Bởi lẽ, đây sẽ là bằng chứng có lợi cho bạn khi bạn thực hiện các biện pháp pháp lý khác để yêu cầu người vay trả nợ.