Tạm nghỉ việc được hiểu là việc người lao động tạm dừng lại công việc mà mình đang đảm nhiệm trong một thời gian nhất định. Việc người lao động tạm nghỉ việc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ dừng việc, … Trong một số trường hợp trên thực tế, để giải quyết một số chế độ phúc lợi, người lao động cần có giấy xác nhận tạm nghỉ việc. Vậy, giấy xác nhận tạm nghỉ việc bao gồm những nội dung gì? Giấy xác nhận tạm nghỉ việc được sử dụng trong trường hợp nào? … Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết Mẫu giấy xác nhận tạm nghỉ việc dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Các chế độ nghỉ của người lao động hiện nay
Các chế độ nghỉ đối với người lao động được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động là một trong những biện pháp giúp bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Thời gian nghỉ ngơi giúp người lao động phục hồi sức khỏe, tinh thần làm việc sau những giai đoạn làm việc căng thẳng, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động được hưởng những chế độ nghỉ sau đây:
- Nghỉ trong giờ làm việc
- Nghỉ chuyển ca
- Nghỉ hằng tuần
- Nghỉ lễ, tết
- Nghỉ hằng năm
- Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Ngoài ra, người lao động có thể tạm nghỉ việc theo chế độ ngừng việc được quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
Giấy xác nhận tạm nghỉ việc được sử dụng trong trường hợp nào?
Giấy xác nhận tạm nghỉ việc (hay còn được gọi là giấy xác nhận nghỉ việc tạm thời) là một loại văn bản được cung cấp bởi người sử dụng lao động hoặc đơn vị quản lý để xác nhận rằng một người lao động đã được cho phép tạm ngừng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Giấy xác nhận này thường sẽ cung cấp các thông tin như tên của nhân viên, ngày bắt đầu và kết thúc tạm nghỉ, lý do tạm nghỉ và những nội dung khác liên quan đến việc tạm thời nghỉ việc của người lao động.
Giấy xác nhận tạm nghỉ việc được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như:
- Giải quyết một số chế độ phúc lợi như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…
- Sử dụng cho mục đích học tập, công tác, …
Mẫu giấy xác nhận tạm nghỉ việc
Giấy xác nhận tạm nghỉ việc là tài liệu có chứa nội dung xác nhận về việc tạm nghỉ việc của người lao động. Thông thường, khi có yêu cầu xác nhận tạm nghỉ việc, người lao động sẽ viết đơn xin xác nhận để trình đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để được phê duyệt và xác nhận. Dưới đây là mẫu giấy xác nhận tạm nghỉ việc của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng:
Cách viết giấy xác nhận tạm nghỉ việc
Giấy xác nhận tạm nghỉ việc là loại văn bản hành chính phổ biến trong các doanh nghiệp, tổ chức. Mặc dù nội dung của văn bản này khá đơn giản và không có yêu cầu cao về hình thức. Tuy nhiên, giấy xác nhận tạm nghỉ việc sẽ được gửi đến cấp có thẩm quyền, thường là ban lãnh đạo của công ty để xin xác nhận. Do đó, khi viết đơn, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau để thuận lợi xin xác nhận từ cấp có thẩm quyền:
– Thông tin cá nhân: Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của người xin nghỉ, bao gồm tên, chức vụ. Nếu có thể, bạn có thể gửi kèm theo giấy xác nhận là tài liệu chứng minh tư cách cá nhân của mình. Ví dụ: thẻ nhân viên, quyết định bổ nhiệm, …
– Thời gian nghỉ việc: Bạn có thể ghi rõ thời gian tạm thời nghỉ việc của mình, bao gồm ngày bắt đầu và ngày dự kiến trở lại làm việc. Trong trường hợp chưa thể xác định rõ số ngày tạm thời nghỉ việc, bạn có thể dự tính số ngày tạm nghỉ việc.
– Nguyên nhân tạm nghỉ việc và yêu cầu xác nhận: Nếu được, bạn nên đề cập đến nguyên nhân tạm nghỉ việc cũng như lý do yêu cầu xác nhận. Bạn nên đưa ra lý do thuyết phục như: sức khỏe, việc cá nhân, … để dễ dàng xin xác nhận từ cấp có thẩm quyền.
– Chữ ký và ngày tháng: Sau khi viết xong, đảm bảo ký tên và ghi rõ ngày tháng viết giấy xác nhận.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu bản tường trình nhận lỗi trong công việc – Tải xuống ngay
- Mẫu đơn đề nghị giải quyết công việc PDF .DOCx (word)
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và hồ sơ tài liệu song ngữ
- Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy xác nhận tạm nghỉ việc và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Theo Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 thì: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Vì vậy, trong trường hợp người lao động tạm nghỉ việc mà không hưởng lương (trừ nghỉ thai sản) thì không được đóng BHXH.
Việc người lao động tạm nghỉ việc có được hưởng lương hay không còn phụ thuộc vào chế độ mà người lao động lựa chọn khi nghỉ việc. Trong trường hợp người lao động thỏa thuận về việc nghỉ không lương thì sẽ không được hưởng lương. Còn trong trường hợp người lao động nghỉ theo chế độ nghỉ phép, nghỉ ngừng việc, nghỉ tai nạn lao động, … thì vẫn được hưởng lương.