Hợp tác giữa nhiều cá nhân, pháp nhân để cùng thực hiện một hoặc nhiều công việc để cùng phát triển và kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một trong các đối tác hoặc nhiều đối tác phải rút khỏi hợp tác đó. Đối tác rút ra đó sẽ làm đơn thông báo cho các đối tác khác biết về việc đó. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác cần điều gì? Khi nào thì hợp đồng hợp tác chấm dứt?.
Khái niệm
Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Chấm dứt hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 509. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Mời bạn xem thêm mẫu hợp đồng:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo điều 428 Bộ luật dân sự quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác
TÊN CÔNG TY1 Số: …/TB | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc |
……, ngày….tháng….năm…
THÔNG BÁO
(V/v Chấm dứt hợp đồng hợp tác)
Kính gửi: – Ông/bà …………
– Công ty (trường hợp đối tác là tổ chức, doanh nghiệp)
Chúng tôi Công ty: ……………………………………………………………
MST:…………………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở:……………… ……………..Điện thoại liên hệ: ……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/bà:………………………………………….
Là Bên ….. trong hợp đồng hợp tác số …/HĐ ký với Ông/bà/Quý công ty ngày … tháng …. năm …..
Xét rằng:
– Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
– Căn cứ Hợp đồng hợp tác số ….. đã ký ngày …/…/…. Giữa …… và ………tại…..
Chúng tôi xin thông báo tới Ông/bà/Quý công ty nội dung sau:
– Chúng tôi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác…… với quý công ty.
– Các quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận giữa các bên theo hợp đồng sẽ chấm dứt kể từ ngày …./…./…..
Lý do chấm dứt hợp đồng: ……………………………………………………
Trước khi chấm dứt hợp đồng Ông/bà/Quý công ty có nghĩa vụ:
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Trên tinh thần thiện chí trong kinh doanh chúng tôi vẫn lắng nghe ý kiến từ Quý công ty. Vui lòng phản hồi lại thông báo của chúng tôi trước ngày…/…/….
Nơi nhận: –Như trên, -Phòng HCHS, Phòng KT. – Lưu VT./. | Người đại diện theo pháp luật/ Chức danh (Ký, đóng dấu) |
Tải xuống
Kết luận
Bài viết trình bày về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác. Bạn đọc có thể tải xuống mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác. Thêm nữa là bài viết có giải thích việc rút khỏi hợp đồng hợp tác cần điều gì? Khi nào thì hợp đồng hợp tác chấm dứt?
Câu hỏi thường gặp
Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
Tuy nhiên việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định ở trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự,luật khác có liên quan.
Theo quy định tại điều 506 Bộ luật dân sự:
Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.
Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
✅ Mẫu thông báo: | 📝 Chấm dứt hợp đồng hợp tác |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |