Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có không ít trường hợp đối tác trễ hạn thanh toán. Khi đó, để thông báo cho đối tác biết nghĩa vụ thanh toán của mình đã đến hạn, doanh nghiệp có thể lập một mẫu thông báo công nợ gửi cho đối phương. Tuy nhiên, để mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài, doanh nghiệp cần phải lựa chọn từ ngữ trong mẫu thông báo thật tế nhị để tránh mất lòng nhau. Vậy Mẫu thông báo công nợ cho khách hàng được soạn thảo như thế nào? Sau đây, Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách soạn thảo biểu mẫu thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Thông báo công nợ cho khách hàng là mẫu thông báo các cá nhân, tổ chức thường sử dung để nhắc nợ, thông báo công nợ cho đối tác được biết. Nếu còn đang lúng túng không biết phải viết thông báo công nợ cho khách hàng như thế nào thì có thể tham khảo và tải về biểu mẫu sau đây của chúng tôi:
Tải về/Download
Hướng dẫn cách viết mẫu thông báo công nợ cho khách hàng
Mẫu thông báo công nợ là văn bản của cơ quan tổ chức soạn thảo, ban hành nhằm thông báo cho một cơ quan tổ chức khác số công nợ phải thu hoặc phải trả. Trên thực tế có rất nhiều các trường hợp đối tác trễ thanh toán theo như hợp đồng. Khi đó, việc nhắc nhở đối tác về công nợ là điều khá tế nhị nên cần có những ngôn từ tế nhị, phù hợp để vừa đạt được mục đích vừa không làm mất lòng đối tác. Cần lưu ý rằng văn bản này không phải là mệnh lệnh nên không sử dụng từ ngữ mang tính quyền uy mà phải sử dụng từ ngữ tế nhị, nhẹ nhàng, nhưng cũng phải trang trọng.
Mẫu thông báo công nợ, thông báo đòi nợ, thông báo nhắc nợ thường có những nội dung sau:
– Thời gian cụ thể của từng khoản nợ (ghi rõ Ngày tháng năm chi tiết cho từng khoản nợ)
– Hình thức thanh toán.
– Ngày cuối cùng phải thanh toán (Công ty … thông báo cho Công ty … được biết về công nợ kỳ … năm….. )
– Số hoá đơn chi tiết cho từng khoản nợ.
– Số tiền chi tiết cho từng khoản nợ (bên mua sẽ thực hiện thanh toán cho bên Bán …% giá trị hợp đồng)
– Thời gian cụ thể của từng khoản nợ;
– Tổng cộng số tiền khách hàng phải thanh toán cho mình.
– Tỷ lệ phạt chậm trả (nếu cần).
– Xác nhận của 2 bên.
📥📥📥📥📥 Download mẫu biên bản bù trừ công nợ (tải xuống nếu bạn đang cần, file miễn phí)
Những lưu ý khi viết mẫu thông báo công nợ cho khách hàng
Công nợ là số tiền còn nợ lại sang kỳ sau của doanh nghiệp khi phát sinh thanh toán với một cá nhân hoặc tổ chức đối tác khác trong quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Trong doanh nghiệp thường người đảm nhận việc theo dõi công nợ trong công ty gọi là kế toán công nợ. Có hai loại công nợ chính đó là công nợ phải thu và công nợ phải trả. Khi soạn thảo báo cáo công nợ cho khách hàng thì quý độc giả cần lưu ý những nội dung sau:
Bản chất của thông báo công nợ đến khách hàng không dùng để uy hiếp hay sử dụng như mệnh lệnh, vì thế ngôn ngữ được sử dụng không nên mang tính chất thể hiện uy quyền. Nên chọn lọc các từ ngữ nhẹ nhàng, tế nhị, mang tính trang trọng.
Về mặt nội dung, một giấy thông báo công nợ phải đảm bảo các mục cơ bản như: Thời gian cụ thể của từng khoản nợ; Số hóa đơn chi tiết đối với từng khoản nợ; Số tiền chi tiết của từng khoản nợ; Tổng số tiền mà khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán; Ngày tháng năm chi tiết của từng khoản nợ; Hình thức thanh toán; Thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày nào? Nếu thanh toán chậm sẽ phạt như thế nào (nếu cần); Chữ ký xác nhận của cả 2 bên.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo công nợ cho khách hàng”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào quy định tại điều 430 của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng mua bán tài sản: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Đồng thời theo điều 440 của Bộ luật dân sự 2015, bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo đúng như thời hạn, địa điểm, số tiền đươc quy định đúng hợp đồng. Trong trường hợp nếu bên mua không tuân thủ theo đúng nghĩa vụ trả tiền thì bên mua sẽ phải trả lãi số tiền chậm theo như quy định tại điều 357 Bộ luật dân sự 2015. Nếu như phía bên mua không thanh toán công nợ theo đúng hợp đồng, bên bán hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo như thủ tục tố tụng dân sự.
Theo khoản 3 điều 64 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP, về việc xử phạt hành chính đối với lĩnh vực bưu chính, viên thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện:
“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.”
✅ Mẫu thông báo: | 📝 Công nợ cho khách hàng |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |