Khi người dân cần một khoản tiền lớn để làm ăn kinh doanh hay mua sắm đất đai, nhà cửa,… người dân có thể tiến hành vay tiền tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng. Khi đến hạn tất toán khoản vay mà người dân vẫn chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì khoản nợ đó sẽ chuyển thành khoản nợ quá hạn. Khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành thông báo khoản nợ quá hạn cho người vay. Sau đây, Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách soạn thảo mẫu thông báo nợ quá hạn của ngân hàng hợp pháp thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Thông báo nợ quá hạn của ngân hàng là thủ tục không thể thiếu trong quá trình thu nợ. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn tham khảo mẫu thông báo nợ quá hạn của ngân hàng khi tiến hàng hoạt động thu hồi nợ sau đây:
Tải về/Download
Hướng dẫn cách viết mẫu thông báo nợ quá hạn của ngân hàng
Mẫu thông báo công nợ, thông báo đòi nợ, thông báo nhắc nợ thường có những nội dung sau:
Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
Phần nội dung:
– Ngày tháng năm chi tiết cho từng khoản nợ.
– Số hoá đơn chi tiết cho từng khoản nợ.
– Sô tiền chi tiết cho từng khoản nợ.
– Tổng cộng số tiền khách hàng fải thanh toán cho mình.
– Hình thức thanh toán.
– Ngày cuối cùng phải thanh toán.
– Tỷ lệ phạt chậm trả (nếu cần).
– Xác nhận của 2 bên.
Văn bản này không phải là mệnh lệnh nên không sử dụng từ ngữ mang tính quyền uy mà phải sử dụng từ ngữ tế nhị, nhẹ nhàng, nhưng cũng phải trang trọng.
Phần cuối: Ký và nêu rõ họ tên
Những lưu ý khi viết mẫu thông báo nợ quá hạn của ngân hàng
Khi soạn thông báo công nợ khách hàng, cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung:
- Thời gian cụ thể của từng khoản nợ;
- Số tiền chi tiết của các khoản nợ;
- Số hóa đơn chi tiết đối với các nợ;
- Hình thức thanh toán;
- Tổng số tiền mà khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán;
- Thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày nào? Mức phạt nếu thanh toán chậm (nếu có thỏa thuận);
- Chữ ký xác nhận của các bên.
Đặc biệt, không được sử dụng các từ ngữ mang tính uy hiếp hay mệnh lệnh, thay vào đó nên sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng, tế nhị và tinh tế.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo nợ quá hạn của ngân hàng”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào khả năng tài chính của mình bên vay nên chủ động thương lượng với ngân hàng để được ngân hàng áp dụng các biện pháp như điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, giảm trừ nợ (miễn giảm nợ gốc, nợ lãi, tiền phạt…) nhằm mục đích có thêm thời gian thu xếp và trong khả năng có thể thu xếp được để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận để tránh nợ xấu và tránh bị khởi kiện để lại lịch sử tín dụng xấu sẽ khó khăn, thậm chí không được duyệt cho vay trong tương lai.
Trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay cố tình không trả mặc dù có khả năng hoặc có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc do đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng thanh toán nợ thì bên vay có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015
Căn cứ theo quy định thì thông thường đối với những khoản nợ có dư nợ từ 2 triệu trở lên là đã có thể lập hồ sơ để thực hiện việc khởi kiện.
Nhưng đối với các hợp đồng vay tiền có giá trị nhỏ thì ngân hàng rất ít khi khởi kiện ra toà. Mà thay vào đó thì ngân hàng thường sẽ áp dụng các biện pháp đòi nợ riêng và bên cạnh đó thì ngân hàng cũng có các cách trừng phạt như cho vào danh sách nợ xấu, cấm tham gia vay vốn tại ngân hàng.
Tuy nhiên, đối với các hợp đồng vay tiền lớn của các đối tượng là những cá nhân, tổ chức thì ngân hàng bắt buộc sẽ phải làm hồ sơ và đưa ra khởi kiện. Nếu trong trường hợp này thì chủ thể là bên bị kiện sẽ có khả năng phải chịu hình phạt tù theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
✅ Mẫu thông báo: | 📝 Nợ quá hạn của ngân hàng |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2500 |